Trong những năm tháng đầu đời, 3 công việc chính của trẻ chỉ là ăn, ngủ, ị. Thế nhưng, đây cũng là 3 điều khiến cha mẹ đau đầu, vất vả nhất – đặc biệt là vấn đề về giấc ngủ. Cách giúp trẻ ngủ ngon vào ban đêm thế nào để con phát triển toàn diện, mẹ bớt vất vả. Làm sao để con không còn quấy khóc khi đêm đến?
Phân tích về giấc ngủ của trẻ vào ban đêm
Để giúp bé ngủ ngon về ban đêm, thì điều đầu tiên mẹ cần biết là trẻ nhỏ ngủ thế nào, chu kỳ ngủ ra sao? Có phải trẻ đang gặp vấn đề về giấc ngủ, hay chỉ là mẹ đang quá lo lắng?
Thói quen ngủ của trẻ cũng gần giống như ở người lớn, được chia làm nhiều quãng thời gian cụ thể. Với mỗi giai đoạn thì giấc ngủ của bé sẽ khác nhau, bé có thể sẽ nằm yên hoặc có động tác khác nhau. Giấc ngủ bao gồm 2 loại REM và Non-REM:
- REM (giấc ngủ nhanh – cử động mắt nhanh ): Đây là trạng thái ngủ không sâu giấc, trẻ có thể nằm mơ và trong khi ngủ, mắt của bé sẽ cử động rất nhanh theo hướng trước sau.
- Non-REM (Giấc ngủ chậm – không có cử động nhanh của mắt), trong giấc ngủ Non-Rem có 4 giai đoạn.
4 giai đoạn:
- Giai đoạn buồn ngủ: Trẻ có hiện tượng ở yên 1 chỗ, “gật gà gật gù”, mí mắt bị sụp xuống (giai đoạn này thường kéo dài trong khoảng từ 5-10 phút).
- Giai đoạn ngủ lơ mơ: Đây là thời điểm bé dần chìm vào giấc ngủ, cơ thể vẫn có cử động nhẹ nhàng, vặn mình (giai đoạn này thường kéo dài trong khoảng 20 phút).
- Giai đoạn ngủ yên: Trẻ nằm yên và không cử động. Đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa giấc ngủ lơ mơ và giấc ngủ sâu của trẻ.
- Giai đoạn ngủ sâu: Bé ngủ rất sâu giấc và hầu như không bị tác động bởi âm thanh, ánh sáng bên ngoài môi trường.
Thông thường, khi quan sát bé các mẹ có thể nhận thấy, trẻ tỉnh dậy lúc khi đã ngủ đẫy giấc thường sẽ rất yên lặng và ngoan ngoãn. Lúc này bé đã tỉnh táo để nhận thức, bắt đầu quan sát các đồ vật và môi trường quanh mình. Giai đoạn này gọi là giai đoạn tỉnh giấc yên lặng, bé chăm chú và có khả năng ghi nhớ mọi tiếng động, hình ảnh đã thấy.
Theo các nghiên cứu, giấc ngủ của bé có chu kỳ như sau: Bắt đầu từ giai đoạn thứ nhất, sau đó đến giai đoạn thứ 2, rồi giai đoạn thứ 3, giai đoạn thứ 4 rồi quay lại giai đoạn thứ 2. Sau đó, bé chuyển sang giai đoạn ngủ chậm. Trong toàn bộ giấc ngủ của bé có thể diễn ra nhiều chu kỳ như trên. Trong những tháng đầu tiên của cuộc đời, nếu trẻ có thể tỉnh giấc giữa các giai đoạn thì rất khó quay trở lại giấc ngủ. Do vậy, việc duy trì giấc ngủ sâu cho bé, tránh tình trạng vặn mình việc khó ngủ là hết sức cần thiết bởi điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện về cả thể chất và trí não của trẻ.
Thời gian ngủ chuẩn cụ thể theo từng tháng
Từ 0-3 tháng tuổi.
Từ 6-8 tuần tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh bắt đầu ngủ ngày ít hơn và ngủ đêm dài hơn, mặc dù trẻ vẫn phải thức dậy để ăn vào ban đêm. Trong độ tuổi này, trẻ cũng có thời gian ngủ REM ngắn hơn, và dài hơn cho giấc ngủ sâu (non-REM)

Trong những tháng đầu đời, trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều.
Từ 3-6 tháng tuổi.
Trong khoảng thời gian này, trẻ ngủ tổng cộng 15-16 giờ mỗi ngày, bao gồm cả giấc ngủ ban đêm và ngủ trưa.
Khoảng 4-6 tháng, các chuyên gia cho biết, hầu hết trẻ sơ sinh có thể ngủ trong khoảng từ 8-12 giờ mỗi đêm. Một số trẻ có thể ngủ dài ban đêm rất sớm, từ 6 tuần tuổi. Nhưng nhiều trẻ không thể thực hiện điều này đến 5-6 tháng tuổi và một số trẻ vẫn tiếp tục thức dậy vào ban đêm. Điều này phụ thuộc phần lớn vào tính cách của trẻ cũng như thói quen chăm con của mẹ.
Từ 6-9 tháng tuổi
Hầu hết trẻ từ 6-9 tháng tuổi ngủ từ 14-15 giờ mỗi ngày, và thời gian ngủ mỗi giấc cũng dài hơn. Nhiều trẻ có thể có từ 2-3 giấc ngủ ngắn vào ban ngày, 1 vào buổi sáng và 1 vào buổi chiều.
Đến 6 tháng, thông thường trẻ sơ sinh đã có thể ngủ xuyên đêm. Và hầu hết đã sẵn sàng cho việc cai sữa vào ban đêm. Nếu trẻ ở lứa tuổi này thức dậy vào ban đêm, thì không nhất thiết là trẻ bị đói. Có thể do trẻ đã quen với việc có mẹ ở bên ru ngủ bé. Và ban đêm, khi không có mẹ bên cạnh, trẻ sẽ khóc. Cách giúp trẻ ngủ ngon vào ban đêm tốt nhất trong độ tuổi này là mẹ cần dạy cho trẻ khả năng tự ngủ.
Từ 9-12 tháng tuổi
Khi 9 tháng tuổi, trẻ sơ sinh thường ngủ khoảng 12- 14 tiếng một ngày bao gồm cả những giấc ngủ ngắn trong ngày (khoảng từ một đến hai tiếng mỗi lần).
Đừng ngạc nhiên, nếu bé đang ngủ ngon bỗng nhiên trở nên khó ngủ trong khoảng thời gian này. Ở giai đoạn 9-12 tháng tuổi, bé bắt đầu tập đi, tập dừng và học cách đi đứng. Bé đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển các kỹ năng, ban đêm bé tỉnh dậy để luyện tập hoặc do quá vui mừng.
Từ 1- 3 tuổi
Bé cần ngủ khoảng 12- 14 giờ mỗi ngày, cho đến 18 tháng trẻ chỉ cần ngủ ban ngày từ 1-3 tiếng.
Những nỗi sợ, hay hoảng loạn ác mộng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ gặp nhiều vấn đề như khó ngủ, hay tỉnh giấc vào ban đêm trong độ tuổi này.
>> Xem thêm:
- Cách giúp con ngủ ngon vào ban đêm
- Đâu là nguyên nhân khiến bé 3 tuổi trằn trọc khó ngủ?
- Nên sử dụng thuốc giúp bé ngủ ngon hay các liệu pháp khác?
Cách giúp trẻ ngủ ngon vào ban đêm
Chọn tư thế ngủ phù hợp cho trẻ
- Đặt bé nằm ngửa trên giường, cũi hay tấm nệm vừa vặn. Không nên đặt bé ngủ trên ghế sofa, nệm mềm hay các bề mặt mềm khác. Giường của trẻ cũng không nên đặt sát tường hoặc gần sát đồ khác, tránh bé bị mắc kẹt
- Nếu đắp chăn, chỉ đắp chăn mỏng và đắp cao đến ngực của trẻ thôi. Không để bất kỳ vật gì phủ lên mặt trẻ trong lúc ngủ.
- Mẹ cũng nên cho con mặc quần áo nhẹ khi đi ngủ và giữ nhiệt độ phòng ở mức thoải mái.
- Khi ngủ trẻ đã nằm ngửa khi ngủ, do vậy, trong thời gian bé thức, mẹ có thể đặt trẻ trong tư thế khác. Ví dụ như nằm sấp, để giúp trẻ phát triển cơ bắp, mắt cũng như để bé tránh bị bẹp đầu do nằm ngửa quá nhiều.
Một số mẹo dân gian có thể dùng
- Dùng lá trà tươi: dùng trong trường hợp trẻ khóc dai dẳng cả đêm. Mẹ lấy lá trà tươi (búp chè non) mang rửa sạch và đặt vào rốn của bé, dùng một ít băng quấn lại.
- Dùng hạt bìm bìm (khoảng 4 gram) đã được tán nhỏ, sau đó hòa với nước và bôi lên rốn của trẻ.
- Dùng gừng: Lấy khoảng 5g gừng tươi cùng với 15g gừng đỏ sau đó rửa sạch, gọt vỏ và thái chỉ rồi cho vào cốc sứ hấp cách thủy. Cho bé uống 1 thìa cafe nước gừng này vào mỗi tối trước khi đi ngủ, nếu trẻ khó uống có thể pha thêm 1 chút nước cho loãng ra.
- Dùng con tằm. Mẹ chọn những con tằm bị chết cứng, cong queo và có màu trắng hoặc hơi lốm đốm màu trắng đen cũng được. Sau đó mang sấy khô, khi trẻ bị khóc đêm, mẹ giã nát tằm khô hòa với rượu đắp vào hai gân chân của bé, sau đó dùng băng dính cố định lại.
- Dùng lá trầu không: Mẹ lấy một ít lá trầu không hơ ấm và đắp vào rốn trẻ. Hãy để hơi ấm của mình truyền sang cơ thể trẻ bằng cách bế bé vào lòng và để ấp bụng bé vào bụng mình. Phương pháp này sẽ giúp bé bớt khóc đêm và ngủ ngon giấc, đặc biệt sẽ có lợi trong việc điều trị chứng khóc đêm do tỳ vị hư hàn.
Sử dụng Soki-Tium
Mẹ cũng có thể sử dụng Soki-Tium để giúp trẻ ngủ ngon vào ban đêm hơn. Đây là sản phẩm với nguyên liệu 100% được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp, đem tới giấc ngủ tự nhiên sinh lý và hoàn toàn không gây nghiện, phụ thuộc. Sản phẩm được Bộ Y Tế chứng nhận.
- Được bộ Y tế chứng nhận an toàn cho cả trẻ sơ sinh và mẹ bầu.
- Nguyên liệu 100% từ sữa, nhập khẩu Pháp.
- Không gây nghiện, không phụ thuộc.
- Đem tới giấc ngủ ngon sinh lý cho trẻ chỉ sau tối thiểu 12 ngày.
- Được hàng nghìn mẹ tin dùng và có phản hồi vô cùng tích cực về giấc ngủ của con.
Muốn con yêu ngủ ngon, không còn quấy khóc, mẹ hãy để lại ngay thông tin liên lạc, các chuyên gia sẽ liên hệ và tư vấn cho mẹ ngay nhé!