Chăm con nhỏ chưa bao giờ là hành trình dễ dàng. Một tiếng khóc nhỏ hay sự ngọ nguậy trong lúc ngủ cũng đều khiến cha mẹ lo lắng. Nhất là những khi con bị bệnh, nhiều lúc con khó chịu quấy khóc mẹ cũng khóc cùng con. Điều mẹ luôn tìm kiếm là những phương pháp chăm sóc con nhỏ khoa học. Dưới đây là những chia sẻ kinh nghiệm của mẹ bỉm sữa Lan Thúy (Thuận An, Bình Dương) về cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh khoa học, hiệu quả.
“Chào mọi người, mình là Lan Thúy, hiện tại đang sinh sống và làm việc tại Thuận An, Bình Dương. Gia đình mình đã có 2 thiên thần nhỏ là Mun (6 tuổi) và Mint (4 tuổi). Công việc buôn bán nhỏ vất vả, lại xa quê nên hầu như sinh em bé đều là hai vợ chồng gắng sức chăm sóc, bố mẹ hai bên cũng không giúp được gì. Trong quá trình chăm bé ban đầu cũng bỡ ngờ, đi học hỏi nhiều nơi, hỏi cả các bác sỹ, từ đó cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Mình thấy nhiều mẹ hay than phiền về tình trạng và cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh, vì thế mình muốn gửi những ghi chép và kiến thức đã tìm hiểu để mong muốn giúp mọi người chăm con tốt hơn.
Những ngày trằn trọc khi con bị rối loạn tiêu hóa
Chắc mẹ nào cũng đã từng trải qua những cảm giác này của. Băn khoăn không biết nguyên do là gì, liệu mình có đang làm sai hay không? Cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh liệu có khoa học và an toàn? Lại sốt ruột mỗi khi con nôn trớ, đi ngoài. Nhất là nỗi lo cả đêm ôm con, bé khó chịu đau bụng quấy khóc không chịu ngủ, mình cũng không thể ngủ, nhiều khi ứa nước mắt vì thương bé. Sau quá trình chăm sóc 2 bé Mun và Mint, mình rút ra được một số dấu hiệu trẻ rối loạn tiêu hóa dễ thấy nhất như:
- Tiêu chảy: trẻ đi phân lỏng, quá 3 lần/ngày. Thường điều này đi kèm với những biểu hiện khác như con không có tinh thần, mệt mỏi, chán ăn, sốt, chướng bụng, phân có dịch nhầy.
- Đau bụng: trẻ sơ sinh chưa thể nói với mẹ rằng “con đang bị đau bụng” bé chỉ có thể dùng tiếng khóc và ngôn ngữ cơ thể để thể hiện như dẫy dụa quấy khóc, bàn tay nắm chặt, tư thế co người lại, mặt đỏ ửng lên
- Nôn trớ: bé Mun nhà mình cũng có thời gian dài hay bị nôn trớ. Lúc này, sữa bị đẩy ngược từ dạ dày lên đường miệng do cơ thể gắng sức.
- Táo bón: không riêng gì tiêu chảy, táo bón cũng là biểu hiện dễ thấy của rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Bé đi ngoài vài ngày một lần, phân cứng, rắn, mỗi lần đi đều rất khó khăn và đau. Mỗi lần táo bón là hai bé nhà mình đều không chịu ăn, hay nôn trớ và quấy khóc.
>>> Xem thêm: 4 “cảnh báo” về tiêu hóa khi bé sơ sinh đi ngủ hay vặn mình
Cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh mình đã áp dụng thành công
Chắc chắc khi con mắc bệnh, mẹ nào cũng hoang mang, bắt đầu đi tìm kiếm khắp nơi phương pháp nào hiệu quả nhất. Ban đầu mình cũng thế. Lên mạng, gọi về hỏi mẹ đẻ, hỏi cô bạn hàng xóm, ….rồi cả đưa bé đi khám. Chính vì sự nhiễu loạn thông tin như thế này nên nhiều khi những kinh nghiệm mình nhận được không chính thống và chưa chắc có hiệu quả (ngoại trừ đến thăm khám bác sỹ).
Mình cũng biết một số mẹ lại chủ quan, coi chuyện đó là bình thường với trẻ, để thuận tự nhiên cho con lớn. Đến khi bệnh nặng mới giật mình đưa bé đến bệnh viện.
Qua quá trình chăm sóc các bé, kinh nghiệm của mình về cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh như sau:
- Với bé tiêu chảy: không để con bị mất nước, bổ sung nước khoáng hoặc nước điện giải cho bé
- Con bị táo bón: mẹ bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn của mình như các loại rau xanh và hoa quả chín vì bé sẽ bú mẹ, cũng cho con uống nhiều nước. Mẹ tránh ăn những đồ cay nóng để ảnh hưởng xấu đến chất lượng dòng sữa
- Trẻ đau bụng kéo dài, kết hợp đi ngoài và nôn trớ thì tốt nhất nên đưa con đến bệnh viện để được chuẩn đoán và chữa trị đúng cách. Mẹ tuyệt đối không tự áp dụng các cách dân gian trong trường hợp này khi chưa biết chính xác vấn đề.
Cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh chỉ là phương pháp “CHỮA” quan trọng hơn là “NGỪA”
Theo mình, mẹ nên duy trì chế độ ăn uống sinh hoạt cho bé sạch sẽ, khoa học nhất để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra ảnh hưởng đến trẻ. Chỉ cần để ý một chút mẹ đã có thể giúp con khỏe mạnh mỗi ngày. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mẹ để dòng sữa con nhận được là tốt nhất, vệ sinh thân thể cho bé thường xuyên để con luôn sạch sẽ, thoải mái.

Giữ gìn vệ sinh, con luôn sạch sẽ giúp ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Con mạnh khỏe khôn lớn là mong muốn của tất cả các bà mẹ bao gồm cả mình. Hi vọng những chia sẻ kinh nghiệm của bản thân đã giúp mẹ hiểu hơn về rối loạn tiêu hóa ở trẻ và có những cách làm đúng nhất”
Cảm ơn mẹ Lan Thúy đã chia sẻ cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh với các độc giả của soki tium. Chúc Mun và Mint luôn khỏe mạnh, lớn nhanh, hạnh phúc bên gia đình để các con mãi là niềm tự hào của mẹ.