Bên cạnh hàng trăm bà mẹ có con nhỏ, ngày hội “Giấc ngủ an toàn của trẻ” đã cũng có sự tham gia của TS.BS Phạm Diệp Thùy Dương – Giảng viên ĐH Y Dược Tp Hồ Chí Minh. Tại sự kiện, với kinh nghiệm hơn 29 năm kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu và tư vấn, bác sỹ đã mang đến hội thảo những kiến thức quý giá với chủ đề “Giấc ngủa và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ”. Dưới đây là toàn bộ nội dung bài chia sẻ của bác sỹ Thùy Dương tại ngày hội.

TS.BS Phạm Diệp Thùy Dương chia sẻ tại hội thảo những kiến thức về giấc ngủ giá trị
Vai trò của giấc ngủ đối sự phát triển của trẻ
Giấc ngủ có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Theo bác sỹ Dương, khi con có được giấc ngủ đủ giấc trẻ sẽ phát triển cả về thể chất, tinh thần, trí tuệ.
- Về tinh thần: trong giấc ngủ, não tích cực hoạt ghi nhận hình thành và củng cố trí nhớ, phát triển giác quan. Do đó những gì mà mình đã học trong ban ngày lúc thức, sẽ được ghi nhớ vào trong giai đoạn REM của giấc ngủ.
- Phát triển não bộ, giúp não bộ trưởng thành tốt nhất. Bác sỹ Dương cho biết “Điều này quan trọng nhất trong 6 năm đầu tiên. Trong giai đoạn sơ sinh, hết một năm đầu não phát triển 75%, năm năm sau khoảng 25% còn lại. Ngủ cho đầy đủ thì não sẽ phát triển tốt nhất và ký ức hình thành mạnh mẽ nhất”.
- Giấc ngủ tốt giúp phát triển chiều cao, cân nặng tối ưu: hormone tăng trưởng tiết ra trong khi ngủ, trong khoảng từ 9 giờ đến 3-4 giờ sáng. Trong giai đoạn ngủ, nhịp tim, huyết áp, thân nhiệt giảm, chính là quá trình tích lũy năng lượng, kiến tạo cơ thể.
- Sửa hao mòn cơ và cơ quan: khi trẻ bị mệt, một giấc ngủ tốt sẽ lấy lại tinh thần và năng lượng. “Một giấc ngủ sâu giúp chữa lành tất cả các vết thương”
- Xóa bớt mệt mỏi đau đớn và hoàn thiện hệ miễn dịch: trong giấc ngủ sâu hệ miễn dịch hoạt động tối ưu và trưởng thành lên nữa
>>> Xem thêm: Hiểu đúng về nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi
Những tác hại khi trẻ gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ
- Tập trung kém: em bé ngủ không ngon thì ngày mai học không được, tập trung cũng không được, làm toán kém, định hướng trong không gian cũng không tốt
- Ăn kém, chậm tăng cân và phát triển chiều cao: khi mất ngủ, cơ thể quá mệt mỏi, ăn cái gì cũng không ngon, không tích lũy được năng lượng
- Rối loạn tính khí, quấy khóc liên tục. Trẻ đang rất buồn ngủ nên cần phải hoạt động mạnh lên để chống lại tình trạng đang đừ đừ trong người.
- Dễ mắc phải các bệnh rối loạn chuyển hóa đường huyết tắng, dễ béo phì, tiêu đường. Các nghiên cứu chỉ ra các em bé mất ngủ dễ bị tử kỷ hơn.
- Ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe và sinh hoạt của bố mẹ và tất cả mọi người trong gia đình: trẻ mất ngủ quấy khóc là cả nhà mất ngủ. Cha mẹ dễ bị căng thẳng. “Trong nghề làm cha mẹ, trông con thức đêm là căng thẳng và mệt mỏi nhất”. Nhiều mẹ bị trầm cảm sau sinh khi có nhiều thay đổi, con lại quấy khóc cả ngày.
Làm sao để bé có giấc ngủ đủ & ngon?
- Ngủ đủ giấc theo độ tuổi – giấc ngủ trưa rất quan trọng: trẻ dưới 12 tháng phải ngủ từ 12 – 16 tiếng đồng hồ và phải có khoảng 3 lần giấc ngủ trưa mỗi ngày. Khi con lớn hơn một chút, giấc ngủ trưa vẫn đóng vai trò quan trọng vì là khoảng thời gian được nghỉ ngơi và tích lũy năng lượng cho các hoạt động tiếp theo trong ngày.
- Thói quen đi ngủ là rất quan trọng, tạo sự liện tục để làm nền tảng để con ngủ ngon hơn. Bé sẽ biết rằng “đến giờ đó là con phải đi ngủ, không có lý do gì làm trì hoàn việc ngủ của con”
- Tắm cho em bé trước khi đi ngủ: đừng lo lắng bé bị lạnh khi tắm, đây là một việc rất cần thiết để hỗ trợ giấc ngủ của con. Tối trước khi đi ngủ nên tắm cho em bé trong phòng kín với nhiệt độ bằng thân nhiệt của con cùng với việc mát – xa nhẹ nhàng, xoa đầu để em được thoải mái, dễ chịu. Lúc sau sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn.
- Tắt TV và các thiết bị điện tử 30 phú trước khi đi ngủ. Khi xem ti vi muộn, trong đầu bé sẽ lưu giữ lại những câu chuyện và cố gắng suy nghĩ về nó. Bên cạnh đó, không có màn hình điện thoại trong ngủ của trẻ em. Sóng từ điện thoại kích thích liên tục sẽ khiến giấc ngủ của con không ngon được.
- Đọc sách cho em bé nghe: “áp dụng quy trình 3B của Mỹ: Brush – Book – Bed tức là giúp con đánh răng, đọc cho con nghe 1-2 câu chuyện, và sau đó đi ngủ đúng giờ”. Điều này sẽ tạo thói quen mỗi ngày và giúp con học được nhiều điều bổ ích.
- Đảm bảo môi trường trong lành, không thuốc lá với không gian và nhiệt độ ổn định, giường ngủ chắc chắn, không sử dụng nệm lún, không để các vật dụng nào trên giường (như mền, áo, nón, mũ,….) vì dễ ảnh hưởng đến đường hô hấp của con. Nên tách giường không ngủ chung với bố mẹ từ ít nhất 6 tháng đầu đời.
- Không đánh thức giấc ngủ giữa giờ để cho em bé bú: người Việt Nam hay lo lắng con ngủ quá nhiều mà thường xuyên gọi con dậy cho bé bú. Nên cho bé bú giữa các quãng ngủ.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho con khi các cố gắng trên không có hiệu quả. Liệu rằng bé đang có bệnh lý gì không, có đang chịu nỗi đau nào không.
Cũng tại sự kiện, bác sỹ Thùy Dương đã khẳng định được tính an toàn về thành phần từ sữa Lactium và Colostrum có trong Soki Tium. Bác sỹ cho biết: “Đạm sữa thủy phân Lactium giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, thư giãn tinh thần để có giấc ngủ tự nhiên. Colostrum lại giúp cung cấp thêm những dưỡng chất quý giá và hàm lượng kháng thể cao để bé phát triển khỏe mạnh và hệ miễn dịch hoạt động tốt”.
Sự có mặt của bác sỹ Phạm Diệp Thùy Dương đã giúp các mẹ được hiểu biết sâu hơn về kiến thức giấc ngủ của trẻ. Cảm ơn bác sỹ cùng với các mẹ đã đến tham dự ngày hội. Sự ủng hộ và tin tưởng này chính là động lực để Soki Tium nỗ lực không ngừng trong thời gian tới với sứ mệnh “Vì giấc ngủ của hàng triệu trẻ em Việt”.