Rất nhiều trẻ em gặp khó khăn trong việc tập trung chú ý vào một việc nào đó, hoặc luôn có vấn đề về ghi nhớ xử lý thông tin. Nhiều mẹ nghĩ rằng đây là bệnh hay quên ở trẻ em. Vậy có thể làm gì để giúp trẻ có trí nhớ và tăng nhận thức tốt hơn.
Lý giải nguyên nhân về bệnh hay quên ở trẻ em
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng, việc nhớ nhớ quên quên chỉ gặp ở những người đứng tuổi, khi đã bước sang giai đoạn lão hóa. Trẻ em rất ít khi có khả năng gặp phải tình trạng này. Não bộ của con đang liên tục phát triển để ghi nhớ và xử lý thông tin. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, rất nhiều phụ huynh than phiền về việc bé nhà mình không có khả năng ghi nhớ thông tin. Thường xuyên quên những việc được dặn dò, chỗ để đồ hay thậm chí là trong việc học cũng khó để ghi nhớ. Vậy nguyên nhân của bệnh hay quên ở trẻ em được lý giải như thế nào? Các chuyên gia đã đề cập đến một số lý do sau để giải thích cho hiện tượng trẻ hay quên:

Tâm lý căng thẳng cùng với sự lo lắng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ có trí nhớ kém, không tập trung được
- Vấn đề về tâm lý: sự căng thẳng và lo lắng có thể đến với bất kỳ đối lượng nào, cả trẻ con hay người lớn. Nếu cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng cũng như áp lực lên đôi vai nhỏ bé của trẻ sẽ khiến con bị quá sức. Đặc biệt trong việc học, càng căng thẳng con càng khó tập trung. Vì thế có dành thời gian đến như thế nào thì cũng vẫn khó để ghi nhớ và hoàn thành tốt mọi việc được.
- Các chấn thương ảnh hưởng đến não: thích nô đùa, em bé của bạn có thể có rủi ro chấn thương bất kỳ lúc nào. Thật không may nếu con bị chấn thương vùng đầu ảnh hưởng đến chức năng ghi nhớ của não bộ.
- Ngủ không đủ giấc: như chúng ta đã biết, giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất và tinh thần. Khi bé ngủ không ngon, không đủ giấc sẽ khiến tinh thần của con không thoải mái, bé dễ gặp phải các vấn đề về kiểm soát cảm xúc, tập trung. Vì thế, khả năng ghi nhớ cũng như học tập cũng bị giảm sút. Ngủ không đủ giấc chính là một trong những nguyên nhân của bệnh hay quên ở trẻ em.
- Ảnh hưởng của bệnh: những trẻ mắc bệnh động kinh, chậm phát triển, bệnh Down hay viêm màng não,….cũng khiến chức năng hoạt động của bộ não suy giảm, dẫn đến tình trạng không tập trung, khả năng học tập, nhận thức kém.
- Tiếp xúc với các chất kích thích và chất gây nghiện: khói thuốc lá, rượu bia, cà phê,….là những thứ có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập và ghi nhớ của trẻ.
Bệnh hay quên ở trẻ em – Những việc mẹ cần làm
Đứa trẻ hay quên của bạn cần một nơi không có tiếng ồn và những phiền nhiễu khác, như TV hoặc các món đồ chơi để tăng sự tập trung, không bị sao nhãng. Đó là một thoải mái, vì vậy con bạn sẽ không cảm thấy bồn chồn hay lo lắng, cũng như bị hút vào những điều không liên quan.
2. Sử dụng sự hài hước
Khuyến khích con bạn liên kết các tài liệu với một hình ảnh hài hước hoặc kỳ quặc. Học tập không nhất thiết phải nghiêm túc. Hãy để con được tham gia vào khía cạnh hài hước của việc học và sáng tạo, ghi nhớ trên các khía cạnh đó. Điều này có thể sẽ thu hút sự chú ý, làm điểm nhấn làm con có thể học tập và ghi nhớ tốt hơn. Những sự hài hước cũng sẽ giúp xua tan nỗi lo lắng và là một trong những cách đối phó lại bệnh hay quên ở trẻ em.
3. Khuyến khích sự sáng tạo
Giúp con bạn tạo ra các bài hát, vần điệu và rap để ghi nhớ các quy tắc chính tả, bảng nhân và các sự kiện lịch sử. Nhịp điệu làm cho thông tin đáng nhớ. Mọi thông tin qua âm nhạc đều trở nên đơn giản và dễ dàng để ghi nhớ hơn. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể dùng mô hình giáo cụ trực quan, để trẻ được quan sát, vui chơi và ghi nhớ một cách kỹ càng nhất. Ví dụ như học về màu sắc, dùng các hình ảnh ngoài đời thật để giới thiệu và tạo sự liên tưởng thay vì giảng giải bằng lời hay những trang sách đơn thuần.

Khuyến khích sự sáng tạo giúp trẻ nhớ lâu hơn
4. Cung cấp lời nhắc
Thực hiện điều này để giữ cho con bạn có tổ chức và sẵn sàng để học. Dán một danh sách những việc cần làm hoặc cần nhớ ở những vị trí dễ thấy. Cùng với đó là những vị trí đánh dấu. Một dấu tích sẽ được tạo ra khi con đã ghi nhớ hoặc thực hiện những việc cần làm. Thật đơn giản để bệnh hay quên ở trẻ em không còn là nỗi lo phải không nào. Phương pháp này cũng giúp trẻ học được cách lập, thực hiện và kiểm tra mọi việc theo kế hoạch và có sự sắp xếp khoa học nhất.
5. Cho con giấc ngủ ngon
Thời gian ngủ là khi bé được nghỉ ngơi, tĩnh tại tuyệt đối. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp trẻ được thư giãn, lấy lại năng lượng cho các hoạt động tiếp theo. Vì thế, mẹ hãy cho con ngủ đúng giờ và quan tâm đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Nếu con gặp phải các vấn đề giấc ngủ, tìm hiểu nguyên nhân xuất phát từ đâu. Cùng với đó, cho con sử dụng Soki Tium với thành phần từ sữa là Lactium và Colostrum. Lactium là một decapeptid thủy phân từ casein sữa, tác động làm giảm sự căng thẳng, mệt mỏi, giúp thư giãn não bộ từ đó bé có thể đi vào giấc ngủ an toàn, chất lượng, làm đơn giản bệnh hay quên ở trẻ em.

Giấc ngủ ngon giúp bé được bù đắp năng lượng, giảm đi căng thẳng mệt mỏi từ đó có giấc ngủ ngon hơn
6. Khi nào cần đi khám bác sỹ
Hay quên ở trẻ do tác động của các căn bệnh hoặc chấn thương đầu dẫn đến thì những phương pháp trên sẽ không thể tạo ra hiệu quả tốt được. Sự thăm khám, chuẩn đoán và điều trị từ các bác sỹ chuyên khoa lúc này là cần thiết. Hãy đưa con đến các cơ sở y tế để được chăm sóc tốt nhất nhé.
Bệnh hay quên ở trẻ em sẽ ảnh hưởng đến nhận thức cũng như quá trình học tập, tiếp thu của bé. Vì thế, mẹ cần có những hành động quyết liệt và chiến lược rõ ràng để giúp chăm sóc con được tốt nhất. Trên đây là một vài gợi ý và những kiến thức dành cho mẹ. Chúc các mẹ chăm con tốt, an toàn; chúc các bé phát triển tốt, toàn diện.