Bé thức khuya không chịu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thường ngày của cả gia đình. Vậy cần phải làm gì khi đối mặt với vấn đề này? Mẹ đừng bỏ lỡ những thông tin quan trọng trong bài chia sẻ của mẹ Kim Xuyến (Tam Điệp, Ninh Bình) dưới đây nhé.
“Mọi người cứ hay hỏi Xuyến là vì sao mà đã là mẹ của 2 đứa con nhỏ đáng yêu xinh xắn là Mun và Mint mà lúc nào cũng xinh đẹp vui vẻ như thế. Rồi thì chăm các con có vất vả không, có bí quyết nào không. Nhất là về vấn đề giấc ngủ của trẻ là được nhiều người bận tâm nhất. Hôm trước có chị bạn giữa đêm mà còn gọi điện tâm sự, hóa ra con khóc quá, đêm khuya mà chẳng chịu ngủ. Bận rộn cả ngày bây giờ mới có thời gian viết tâm sự. Nhờ Soki chia sẻ đến các mẹ gần xa.

Bé Mun nhà mẹ Kiều Oanh rất đáng yêu và khỏe mạnh
Khoảng thời gian “vật vã” vì bé thức khuya không chịu ngủ
Thực ra, cũng giống như nhiều bà mẹ khác, mình cũng đã từng trải qua giai đoạn mà người lúc nào cũng “xanh như tàu lá chuối” chỉ vì con thức đêm không ngủ. Nhất là với Mun là em bé đầu tiên nên chưa có kinh nghiệm. Cả ngày đi làm vất vả, ngược xuôi ship hàng (Xuyến bán hàng online cũng nhiều), tối về lại chốt đơn với khách, đêm thì trông con vì bé thức đòi người chơi cùng. Nghỉ sinh 6 tháng là mình bắt đầu đi làm, ban ngày nhờ bà nội trông cháu, nhưng ban đêm đến chồng cũng không giúp được nhiều, cứ một mình tất bật. Chồng mình là kỹ sư xây dựng nên nhiều khi phải đi suốt. Cũng may một điều là bé chỉ thức chơi chứ không khóc lóc ăn vạ gì. Mà thức đêm thì kinh khủng dã man, ban ngày mệt mỏi, ngáp ngắn ngáp dài, chẳng muốn ăn gì mà chỉ mong được giấc ngủ hẳn hoi. Vì thế, mà đến tháng thứ 8 sinh cháu đã bị mất sữa, thương con lắm nhưng cũng đành phải để bé uống sữa công thức, với ăn dặm bổ sung.
Cũng vì thức đêm nên bé Mun cũng còi hơn so với các bạn. Cứ ngủ từ 6 giờ – 9 giờ tối, thức đến 1,2 giờ đêm mới lại đi ngủ, bỏ lỡ hết thời gian phát triển tốt nhất. Bé thức khuya không chịu ngủ nên ăn bao nhiêu cũng không hấp thu được, lại còn hay ốm vặt như sổ mũi, cảm nhẹ với ho. Nói chung thời gian đấy phải gọi là căng thẳng kinh khủng, người mệt rã rời, người ta cứ nói “gái một con trông mòn con mắt” mà lúc đấy mình như xác sống, không còn lưu lại tí nào của dáng vẻ ngày xưa.
Xem thêm: Điều gì làm trẻ hay thức đêm?
Hành trình đi tìm giải pháp cho bé
Còn nhớ lúc con được 9 tháng là bắt đầu vào mùa thu, thời tiết mát mẻ, nên tâm tính cũng dễ chịu. Nhân lúc chồng mình được nghỉ phép nửa tháng, mình quyết định tận dụng cơ hội để rèn ngủ cho con. Trước tiên, vợ chồng con cái bắt xe lên Hà Nội đến viện dinh dưỡng thăm khám. Lo nhất là nguyên nhân Mun bị thiếu dưỡng chất nên ngủ không ngon giấc. Ơn trời, mọi chỉ số của con đề tốt, bác sỹ cho biết bé thức khuya không chịu ngủ là do tinh thần căng thẳng khi mẹ bắt đầu đi làm lại gửi con cho bà nội. Thêm, vào đó, giờ giấc sinh hoạt bị rối loạn, bé ngủ ban ngày nhiều nhất là lại hay ngủ vào khoảng thời gian chập choạng tối và tối nên đêm không buồn ngủ và thức khuya. Mình cũng đã nghe qua về nguyên nhân này, thấy cũng đúng. Được bác sỹ tư vấn về phương pháp luyện ngủ cho trẻ. Vợ chồng mình đều quyết tâm đưa giấc ngủ của con vào nề nếp. Về phương pháp này cũng khá đơn giản, mình thực hiện theo những nguyên tắc như sau:
- Dạy bé phân biệt ngày và đêm
Bé nhà mình đã 9 tháng tuổi nên ban ngày không cần cho ngủ quá nhiều, giấc ngủ trưa chỉ khoảng từ 60 phút – 90 phút là hợp lý. Nếu con ngủ nhiều hơn hãy nhẹ nhàng đánh thức con dậy. Bên cạnh đó, loại bỏ thói quen ngủ lúc chập choạng tối vì như thế con sẽ rất dễ thức đêm. Thực hiện điều này bằng cách tắm cho con, mát xa nhẹ nhàng cho bé ăn và trò chuyện, khuyến khích con tham gia vào các hoạt động của gia đình. Chỉ thực hiện đến ngày thứ 5 là thói quen ngủ “vô tổ chức” của con đã được loại bỏ. Đến thời gian đi ngủ thì báo cho bé biết bằng cách điều chỉnh ánh sáng phòng nhỏ lại, để không gian yên tĩnh, bố mẹ cũng không trò chuyện cùng con nữa.
- Chu trình “ĂN – CHƠI – NGỦ”
Cho bé uống một chút sữa trước giờ đi ngủ tốt nhất khoảng 30 phút, cho bé thư giãn và vui chơi các hoạt động nhẹ nhàng, và cuối cùng là đặt con lên giường đi ngủ. Bản thân Xuyến thấy cách này khá hay, bé vào giấc nhanh và ngủ cũng sâu nữa. Quan trọng nhất rèn luyện thói quen, không được phá vỡ tính ổn định này dù chỉ là một ngày. Đây là một phần rất quan trọng để khắc phục tình trạng bé thức khuya không chịu ngủ.
- Tách em bé ra ngủ giường riêng
Vợ chồng Xuyến vẫn để con ngủ chung phòng để tiện chăm sóc và quan sát nhưng khác giường. Chồng mình sắm cho con một cái giường nhỏ xinh, chắc chắn. Ngày đầu còn chưa quen nhưng mình luôn trấn an con là bố mẹ ở đây, lúc nào cũng bên cạnh con. Mình cũng không còn ôm con để vỗ về đến khi bé ngủ mới đặt xuống nữa. Thay vào đó mình đặt con xuống giường và để bé tự chìm vào giấc ngủ.
Chỉ sau 10 ngày là bé Mun nhà mình vào nếp ngủ. Cứ đến 9h30 tối là lên giường, từ đấy là ngủ đến sáng. Nửa đêm thức dậy 1,2 lần để đi vệ sinh hoặc uống sữa. Phương pháp rèn trẻ tự ngủ này có thể áp dụng với cả trẻ sơ sinh cũng rất tốt. Như bé thứ 2 có kinh nghiệm rồi nên mình áp dụng từ sớm. Trộm vía, con thích nghi tốt và khỏe mạnh.

Bé Mun đã không còn thức đêm ít ngủ khi hoàn thành khóa luyện ngủ cùng mẹ
Bé Mun nhanh chóng vào giấc đêm, hết tình trạng bé thức khuya không chịu ngủ cũng một phần nhờ vào sản phẩm Soki Tium được bác sỹ Viện Dinh dưỡng khuyên dùng. Đây là sản phẩm hỗ trợ cho bé giấc ngủ an toàn 100% từ sữa với thành phần Lactium và Colostrum. Hương vị dịu nhẹ với cách sử dụng cũng đơn giản, tôi pha vào với sữa công thức cho bé, cũng với nên bé uống nhanh. Sử dụng trong 20 ngày là hết lộ trình, bé thứ 2 nhà Xuyến cũng sử dụng sản phẩm đó ngay từ bé để ổn định giấc ngủ. Mình còn giới thiệu cho cả bạn bè dùng thấy cũng có hiệu quả.
Tổng kết lại thì chăm con không phải là hành trình đơn giản với bất kỳ bà mẹ nào, với những bé thức khuya không chịu ngủ còn muôn phần gian nan hơn nữa. Mỗi bé có một tính cách và thể trạng khác nhau, nhưng Xuyến hi vọng với những chia sẻ trên các mẹ sẽ tìm ra được hướng đi cho riêng mình để chăm bé tốt hơn. Bài hơi dài, mong các mẹ đọc hết. Còn Xuyến lại đi chốt đơn hàng tiếp đây.”
Cảm ơn mẹ Kim Xuyến vì những chia sẻ rất tâm huyết này. Đây chắc chắn là những điều vô cùng hữu ích cho các mẹ đang gặp phải tình trạng bé thức khuya không chịu ngủ và cả những người chuẩn bị làm mẹ. Chúc các bé yêu nhà mẹ Kim Xuyến luôn mạnh khỏe, phát triển tốt và hạnh phúc bên gia đình.
Để lại số điện thoại và nhận tư vấn miễn phĩ từ Dược sĩ Soki:
>>> Có thể mẹ quan tâm: Cách xử lý khi trẻ 2 tuổi ngủ không ngon giấc