Tình trạng vặn mình, rớn mình khi ngủ thường gặp rất nhiều ở trẻ sơ sinh, đặc biệt trong 3 tháng đầu. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé gặp tình trạng này. Vì vậy mẹ cần tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân trước khi cải thiện cho bé. Tránh tình trạng nghe ai mách gì làm nấy, có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con. Dưới đây là 1 số nguyên nhân và cách khắc phục cho bé mẹ có thể tham khảo ngay.
Tâm sự của nhiều bà mẹ về tình trạng vặn mình gồn mình ở trẻ lúc ngủ
” Bé nhà mình được 18 ngày tuổi. Thời gian gần đây bé thường khó ngủ, nằm trên tay mẹ thì bé ngủ ngon, nhưng đặt bé xuống giường là bé dướn người, vặn mình, đỏ mặt tía tai, chút chút lại tỉnh giấc. Thường trẻ sơ sinh phải ngủ ít nhất 16-18h/ ngày. Thế nhưng bé nhà mình ngủ rất ít, chỉ khoảng 10-12h/ngày thôi. Đã thế cứ tỉnh giấc bé lại vặn mình, khó chịu, cứ bắt bế trên tay suốt ngày. Bà nội, bà ngoại thay nhau bế cũng không yên, rõ khổ “- mẹ Lan chia sẻ.
Cùng nỗi khổ đó mẹ Hân cũng bất lực ” bé nhà mình hơn 2 tháng rồi đây, mà hễ cứ đặt xuống ngủ là vặn vẹo đủ kiểu, ngủ không yên được, mỗi lần đến giờ cho con ngủ là cứ như đi đánh trận, hết bố đến bà thay nhau bế cho ngủ thật say mới dám đặt xuống, mà có phải đặt xuống là yên đâu, lúc nào mẹ cũng phải nằm kè kè để ôm may ra mới ngủ được, không là giật mình, vặn mình tỉnh ngay, cả tháng trời rồi. Ai mách gì cũng làm theo mà đâu có ăn thua”.
Hiện tượng vặn mình lồi rốn: Hay còn gọi là thoát vị rốn, thường xảy ra ở bé sinh non hoặc trẻ bị dị tật. Bạn có thể nhận ra khối lồi này ở rốn và có thể dùng tay ấn nhẹ nhàng lên vùng rốn
Nguyên nhân hay gặp của tình trạng vặn mình lồi rốn, gồng mình, khó ngủ ở trẻ sơ sinh
Ngoài một số nguyên nhân như trẻ khó chịu trong người, tã ướt, bẩn, hoặc trẻ bị mệt… khiến bé vặn mình gồng mình, khó ngủ thì theo bác sĩ CK1. Võ Thị Đem KHOA Dinh dưỡng tiết chế BV Từ Dũ nhận định: Tình trạng vặn mình gồng mình, khó ngủ của trẻ là do môi trường bên ngoài khác với môi trường bên trong bụng mẹ có rất nhiều yếu tố tác động đến bé như thời tiết, tiếng ồn…nên bé chưa thích nghi được, hoặc đôi khi bé bú không đủ no. cũng khiến trẻ khó chịu vặn mình,khó ngủ.
Nếu tình trạng vặn mình, gồng mình khó ngủ của trẻ đi kèm với các biểu hiện chán ăn, chậm tăng cân, rụng tóc thì có thể trẻ đã bị thiếu vitamin D hoặc Canxi. Do quan niệm dân gian thì cả mẹ và bé khi mới sinh nên ở trong phòng kín, tránh ra ngoài nhiều dẫn đến cả mẹ và bé không hấp thu đủ lượng VTM D cần thiết nên trẻ có nguy cơ thiếu VTM D làm giảm quá trình hấp thu và chuyển hóa Canxi cho trẻ. Ngoài ra do chế độ ăn uống kiêng khem của mẹ khi mới sinh cũng có thể gây thiếu canxi, VTM D cho bé..
>>> Xem thêm: Cách đối phó với trẻ sơ sinh hay vặn mình ngủ không ngon giấc
Sai lầm mẹ hay gặp phải khi chăm sóc bé bị vặn mình, gồng mình khó ngủ
Với đa số các mẹ khi bé gặp tình trạng vặn mình, gồng mình, khó ngủ thường tham khảo các ” bác sĩ mẹ ” trên mạng hoặc làm theo kinh nghiệm dân gian như: bé bị vặn mình là do lông đẹn, đánh lông đẹn đi cho con là khỏi, hay bé vặn mình, dướn người là do bé đang lớn, nên vặn vẹo như thế để cho dài người ra thôi, không sao đâu,nếu tình trạng vặn mình, khó ngủ của trẻ diễn ra cũng có người khuyên bán khoán cho bé lên chùa đi, sẽ hết, rồi trừ tà cho bé các thứ…
Nhưng mẹ có biết, các cách của mẹ không những không hiệu quả mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con, mẹ tuyệt đối không dùng lá trầu không, hay nước cốt chanh chà lên da của bé để tẩy lông cho con vì làn da non nớt của bé rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân này là gì, đó là hiện tượng sinh lý bình thường chỉ diễn ra 1 vài ngày là khỏi hay là tình trạng bệnh lý mẹ cần khắc phục ngay.
Các biện pháp khắc phục bé vặn mình rướn mình khó ngủ
Tình trạng vặn mình gồng mình của trẻ chỉ diễn ra 1 vài phút thì hoàn toàn là biểu hiện sinh lý bình thường, không có gì đáng lo và nó sẽ giảm dần khi bé tròn 3 tháng tuổi.
Đa số tình trạng vặn mình, gồng mình của bé là do trẻ ngủ không ngon, không sâu giấc, vì tác động xung quanh. Mẹ nên cố gắng giữ nhiệt độ phòng phù hợp, không quá nóng, quá lạnh cho trẻ. Phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát, quần áo ngủ rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt. Ngoài ra mẹ phải thường xuyên kiêm tra tã bỉm cho trẻ, tránh tã bỉm bẩn , ướt khiến bé khó chịu. Khi bé ngủ mẹ có thể ngủ cũng vỗ về an ủi nhẹ nhàng để tạo cảm giác thoải mái thư giãn cho con…
Nếu tình trạng vặn mình, gồng mình thường xuyên kèm theo các triệu chứng khác như bé bị ra mồ hôi trộm, rụng tóc, cáu gắt, khó ngủ thì có thể bé đang bị thiếu VTM D , mẹ nên tắm nắng thường xuyên cho bé hoặc bổ sung VTM D hàng ngày cho con theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu bé gặp tình trạng vặn mình, gồng mình, vặn đến đỏ mặt, lồi rốn, ọc sữa. Có thể bé của bạn bị thoát vị rốn, hãy liên hệ với bác sĩ nhi để tìm cách khắc phục ngay cho bé mẹ nhé.