Bé ngủ mở miệng là tình trạng có thể thấy ở rất nhiều trẻ, tuy nhiên đối với vấn đề này mẹ cũng không nên chủ quan bởi rất có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Mẹ có thể tìm hiểu thêm về vấn đề này qua một số thông tin trong bài viết dưới đây.
Tại sao bé ngủ mở miệng?
Rất nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thói quen ngủ mở miệng nhưng không phải bố mẹ nào cũng quan sát và để ý đến vấn đề này bởi có thể nghĩ rằng đây là hiện tượng bình thường.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp bé ngủ mở miệng có thể là nguyên nhân của một số bệnh lý về đường hô hấp mà bé đang gặp phải, khiến việc hít thở bằng mũi của con gặp khó khăn nên bé phải chuyển sang việc thở bằng miệng, điều này dẫn đến việc bé mở miệng khi đang ngủ.
Nếu để tình trạng này kéo dài và không được xử lý sẽ gây ra một số ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé, làm cản trở sự phát triển thể chất và trí tuệ của con. Vậy, tác hại mà bé gặp phải khi ngủ mở miệng sẽ như thế nào?
Xem thêm: Nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam khi ngủ
Bé ngủ mở miệng có tác hại như thế nào?
Không chỉ trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn nếu ngủ mở miệng sẽ rất dễ bị viêm họng, ảnh hưởng đến hệ hô hấp, cổ họng bị khô, thậm chí đau rát do hít phải nhiều khí không có lợi.
Bên cạnh đó, khi ngủ mở miệng bé sẽ dễ bị khô niêm mạc miệng, tăng khả năng sâu răng, làm lệch lạc cấu trúc răng dẫn đến nhiều trẻ sẽ bị hô khi lớn lên. Ngoài ra, nếu trẻ ngủ mở miệng trong một thời gian dài, không được điều trị hoặc khắc phục sẽ khiến xương mặt phát triển không cân đối, thậm chí có thể gây rối loạn về khớp cắn.

Bé ngủ mở miệng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Phải làm gì khi bé ngủ mở miệng?
Nếu là lần đầu làm mẹ chưa có kinh nghiệm và kĩ năng trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ, mẹ nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn hoặc các chuyên gia để có giải pháp khắc phục an toàn và hiệu quả nhất cho con.
Khi thấy bé ngủ mở miệng, nếu đưa trẻ đi khám sức khỏe mà bé không gặp vấn đề gì về bệnh lý thì mẹ cũng không nên quá lo lắng. Lúc này, mẹ cần điều chỉnh thói quen khi ngủ cho bé để giúp con cải thiện được chứng ngủ mở miệng:
- Sau khi cho con đi ngủ, mẹ nên quan sát, theo dõi xem bé có mở miệng hay không, nếu thấy bé vẫn há miệng mẹ nên nhẹ nhàng giúp con khép môi lại hoặc xoay bé sang một tư thế ngủ khác để giúp con thở bằng đường mũi dễ dàng hơn, mẹ có thể lựa chọn tư thế nằm nghiêng khi ngủ và kiên trì thực hiện đến khi nào con đã cải thiện được tình hình.
- Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý vệ sinh răng miệng và đường họng cho con, nên tập cho bé thói quen đánh răng hoặc súc miệng bằng nước muối trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy để đảm an toàn vệ sinh và tránh những được cả những bệnh lý khác.
- Nên hạn chế dùng điều hòa cho con ngủ hoặc nếu có sử dụng thì nên để nhiệt độ từ 26 đến 28 độ C, sử dụng thêm máy tạo độ ẩm trong phòng cho con bởi không khí từ điều hòa phả ra rất khô có thể gây viêm họng cho bé.
- Thường xuyên cho trẻ uống nước hoặc bổ sung thêm nước trái cây, sinh tốt để tránh bé bị mất nước đồng thời bổ sung thêm được vitamin và khoáng chất.
- Mẹ nên tăng cường sức đề kháng cho con bằng việc bổ sung thêm vào thực đơn ăn uống hàng ngày nhiều món ăn đủ dinh dưỡng, cân bằng 4 nhóm chất: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để giúp con nâng cao hệ miễn dịch, phòng ngừa các tác nhân gây bệnh.
Như vậy, với những thông tin vừa chia sẻ hi vọng mẹ sẽ có thêm kiến thức hữu ích về hiện tượng trẻ ngủ mở miệng để chăm sóc sức khỏe của con được tốt hơn.
Ngoài ra, nếu bé đang gặp vấn đề về giấc ngủ như quấy khóc đêm, khó ngủ, mất ngủ hay ngủ không sâu giấc, hay vặn mình, giật mình khi ngủ mẹ có thể để lại thông tin ngay tại đây để được tư vấn và hỗ trợ.