Bé ngủ không sâu giấc, trằn trọc, gắt gỏng là một trong những vấn đề rối loạn giấc ngủ thường gặp ở trẻ. Để đối phó với tình trạng này, các mẹ có muôn vàn phương pháp khác nhau, nhưng chưa chắc đã an toàn và hiệu quả.
Bé ngủ không sâu giấc không đủ giấc là câu chuyện chung của nhiều mẹ
Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hiện nay tỉ lệ trẻ gặp phải các vấn đề rối loạn giấc ngủ ít nhất một lần trong đời lên đến 45%. Trong đó các vấn đề như bé ngủ không sâu giấc đủ giấc trong ngày là thường gặp nhất. Kéo dài tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, tâm trạng và năng suất làm việc của bố mẹ.
Mẹ Nguyễn Nhung (Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh) chia sẻ “Đúng là thức đêm chăm con mới biết đêm dài vất vả như nào. Con em được 2 tháng tuổi, đêm hay ọ ọe khóc đêm, khi ngủ thì lại hay giật mình, vặn mình ngủ không sâu giấc. Nghe các mẹ mách là cho bé uống bổ sung canxi, tôi đã thử làm theo những chưa thấy chuyển biến gì. Cứ mỗi lần con ngủ mà chuẩn bị vặn mình là y như rằng nín thở luôn, chỉ sợ bé dậy rồi lại khóc. Đến khổ”

Bé ngủ không sâu giấc là tình trạng mà rất nhiều gia đình gặp phải
Không riêng gì chị Nhung, nhiều mẹ khác cũng có câu chuyện tương tự. Chị Thanh Hoa (Hà Nội) tâm sự “Nó khóc dai, mà lại còn thêm một vấn đề nữa là cực kỳ thính ngủ. Đang ngủ mà chỉ một tiếng chuông điện thoại nho nhỏ thôi thì cũng đủ để làm con giật mình, tỉnh giấc. Vì thế khi con ngủ là cả nhà cứ im lặng như tờ. Từ hồi có bé cũng không nuôi chó mèo gì nữa vì sợ ảnh hưởng đến con. Vợ chồng mình hay đùa, mai này nó lớn phải nuôi thêm 3 con chó bù. Vì cả 2 vợ chồng đều thích chó”.
Dù mỗi bé có một cách ngủ cũng như cách thích nghi với môi trường để ngủ khác nhau, nhưng trong thời gian đầu đời khi chưa kịp thay đổi, vấn đề bé ngủ không sâu giấc vẫn thường xuyên xảy ra. Chắc chắn mẹ nào gặp phải tình trạng này cũng đều lo lắng, căng thẳng rất nhiều. Có nhiều ông bố cùng vợ chăm con ban đêm do bé khó ngủ mà ban ngày đi làm hai mắt thâm quầng, quần áo xộc xệch, năng suất lao động cũng không cao.
>>> Xem thêm:
Ngủ không sâu giấc đủ giấc kéo dài sẽ ảnh hưởng như thế nào ?
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng khi ngủ cơ thể trẻ tiết ra lượng hormone tăng trưởng GH nhiều nhất (gấp khoảng 4 lần khi thức). Đặc biệt thời điểm hormone tạo ra nhiều nhất trong ngày sẽ bắt đầu từ 22h tối đến 1h sáng ngày hôm sau. Do đó nếu trẻ không có một giấc ngủ đủ ngủ sâu thức giấc sẽ bỏ lỡ rất nhiều hormone tăng trưởng là nguyên nhân gây nên tình trạng chậm lớn, suy dinh dưỡng, còi xương thấp bé hơn so với các bạn cùng trang lứa.
Một giấc ngủ tốt trong ngày sẽ giúp tăng cường trí nhớ, độ tập trung và khả năng học tập của trẻ. Kết quả nghiên cứu trên 11.000 trẻ em xuất bản trên tạp chí Journal of Epidemiol Community Health đã chứng minh rằng với những trẻ không được ngủ đúng giờ cho tới khoảng năm 3 tuổi sẽ gặp phải những vấn đề liên quan đến khả năng nhận thức, khả năng đọc và kỹ năng toán học thậm chí tới năm 7 tuổi.
Trẻ ngủ không đủ giấc còn ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch, khiến trẻ không đủ sức đề kháng chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, trẻ dễ ốm và dễ mắc các bệnh thường gặp ở đường hô hấp, tiêu hóa,… hơn.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, ngủ không đủ giấc cũng có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm ở trẻ, khiến bé mắc các bệnh liên quan đến chuyển hóa như tiểu đường, béo phì. Sức khỏe của tim cũng không tốt nếu kéo dài tình trạng này.
Những cách đối phó với bé ngủ không sâu giấc của mẹ hiện nay còn nhiều bất cập
Mặc dù vấn đề rối loạn giấc ngủ của trẻ có nhiều nguy cơ nhưng cách chăm sóc bé của mẹ lại chưa thực sự khoa học. Một số sai lầm mà các mẹ thường hay gặp phải đó là:
– Tự ý bổ sung các loại vi chất cho con như canxi, vitamin D,….Mặc dù suy dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ngủ không sâu giấc nhưng tự ý bổ sung cho bé có thể gây nguy cơ thừa vi chất, cũng rất nguy hiểm với trẻ.
– Sử dụng phương pháp thảo dược cho con ngủ ngon như gối đinh lăng, hạt sen, lạc tiên,….Phương pháp này có ưu điểm là tác dụng nhanh nhưng với trẻ nhỏ đặc biệt trẻ sơ sinh lại nguy hiểm. Vì bản chất những thảo dược này có thành phần an thần gây ức chế thần kinh cho trẻ nhỏ.
– Ngủ lúc nào cũng là ngủ vì thế để cho con ngủ không theo thời gian cố định. Nhiều khi mẹ nghĩ để con ngủ được tí nào hay tí đấy. Điều này thực sự không tốt, có thể bỏ lỡ những thời điểm tốt nhất để tiết hormone tăng trưởng trong giấc ngủ, khi trẻ lớn lên sẽ mất nhiều thời gian hơn để điều chỉnh.
– Ôm con khi ngủ và để con ngủ trên tay. Đây có lẽ là thói quen mà nhiều mẹ hay gặp phải. Bé giữa đêm thức dậy mẹ sẽ ngay lập tức bế con lên và đong đưa hoặc đi qua lại cho con có thể ngủ lại ngay trên tay mẹ. Nhiều người khác vì thương, “nghiện” con mà lúc nào cũng ôm bé khi đi ngủ. Điều này thể hiện tình yêu thương cũng như sự chở che mà mẹ dành cho con nhưng đôi khi lại không tốt. Bé được tạo thói quen xấu, chỉ đi ngủ khi mẹ ôm. Mẹ sẽ rất vất vả khi chăm con.
Lời khuyên khoa học dành khi bé ngủ không đủ giấc không sâu giấc
Liệu rằng mẹ đã thực sự hiểu được tình trạng sức khỏe cũng như giấc ngủ của con. Các bác sỹ tại viện Dinh dưỡng cũng thường gặp phải trường hợp khi hỏi “Con ngủ có tốt không” thì cha mẹ lúng túng vì thực sự không biết trả lời như thế nào. Với những trẻ còn nhỏ vẫn đang trong sự bao bọc gần như 24/24 của bố mẹ thì điều này có vẻ đơn giản. Với những bé lớn hơn, đã ngủ riêng thì để biết được tình trạng giấc ngủ của con đôi khi cũng là bài toán với cha mẹ. Vì thế, lời khuyên đầu tiên cho những bậc phụ huynh chính là sự quan sát, quan tâm đúng mức đến sức khỏe nói chung và giấc ngủ nói riêng của bé.
Sau đây là một số cách giúp bé ngủ đủ giấc, ngon giấc hơn trong ngày
Cho bé ngủ đúng giờ: Mẹ tập thói quen cho bé ngủ theo giờ quy định. Việc tập cho trẻ và khuôn khổ ăn ngủ giờ giấc ban đầu có thể hơi khó. Tuy nhiên, nếu trẻ đã quen với nếp sinh hoạt mới thì việc ăn ngủ của trẻ sẽ giúp mẹ chăm con nhàn hơn. Và cũng lưu ý là luôn giữ nếp sinh hoạt tốt đẹp ấy trong mọi hoàn cảnh ngay cả cuối tuần hay ngày nghỉ.
Tạo cảm giác thoải mái cho trẻ: Nếu đạt được cảm giác thoải mái dễ chịu trước khi ngủ, bé sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Để làm được điều này, các bậc cha mẹ nên dành thời gian để kể chuyện hay mát-xa cho trẻ. Ngoài ra, nếu có thể, mẹ hãy tắm bằng nước ấm cho bé trước khi đi ngủ. Việc làm này sẽ giúp cơ thể bé được thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Bố trí không gian phòng ngủ hợp lý: Nhiệt độ trong phòng nên ở mức vừa phải, thoáng gió. Phòng ngủ nên đặt ở nơi không có quá nhiều ánh sáng, yên tĩnh, ít tiếng ồn.
Tránh cho bé ăn quá no: Khi ăn quá no bé sẽ bị tức bụng, chướng bụng khó ngủ, dễ nôn trớ. Nên cho bé ăn no vừa đủ để khiến con ấm bụng dễ chìm vào giấc ngủ.
Cho bé mặc quần áo thoáng mát: Thân nhiệt cao hay thấp cũng tác động đến việc bé ngủ sâu giấc hay không. Mẹ nên chọn quần áo thông thoáng, dễ thấm mồ hôi cho bé. Nếu sợ bé lạnh, mẹ có thể dùng thêm chiếc chăn mỏng đắp ngang người con sẽ dễ ngủ hơn.
Bổ sung SokiTium: một sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ với thành phần đạm sữa thủy phân Lactium và sữa non Colostrum tuyệt đối an toàn cho trẻ. Tác dụng của sản phẩm này chính là khả năng thư giãn não bộ, giảm căng thẳng mệt mỏi để đi vào giấc ngủ sinh lý tự nhiên, giảm các triệu chứng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc; đồng thời cung cấp dinh dưỡng và những kháng thể tốt cho hệ miễn dịch của trẻ.