Chắc hẳn chúng ta ai cũng biết giấc ngủ là điều vô cùng quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bé ngủ ít quá không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của trẻ mà còn gây mệt mỏi cho cha mẹ. Trong bài viết này, Soki-Tium sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc ngủ ít quá sẽ gây ra những hệ lụy gì và giải pháp nào để mẹ giúp bé ngủ ngon hơn.
Liệu mẹ có biết bé ngủ ít quá?
Nhiều chị em mới lần đầu làm mẹ, hay thậm chí đã được làm mẹ của 2,3 thiên thần nhỏ vẫn còn băn khoăn rằng, không biết bé nhà mình đã ngủ đủ giấc chưa, một ngày bé ngủ bao nhiêu thì đủ, bé nhà mình có đang ngủ ít quá không, tại sao bé ngủ không sâu giấc
Theo các chuyên gia, với từng độ tuổi khác nhau, nhu cầu về giấc ngủ của trẻ cũng hoàn toàn khác nhau. Bé nhà mẹ khi ở giai đoạn sơ sinh (0-1 tháng tuổi) được khuyến cáo nên ngủ từ 15-16 tiếng/ngày chia đều vào ban ngày và ban đêm. Khi trẻ dần lớn lên, thì thời gian ngủ ban ngày ít dần và bé có thể bắt đầu ngủ thẳng giấc vào ban đêm. Thông thường khi đến 6 tháng tuổi, trẻ đã có thể ngủ cả đêm mà không cần thức dậy để ăn.

Mẹ phải nắm bắt rõ thời lượng, lịch ngủ cho con
Mẹ có thể tham khảo thời gian ngủ của trẻ theo từng tháng tuổi:
Thường ở giai đoạn đầu từ lúc mới sinh cho đến khi được 1 năm tuổi , thời gian dành cho giấc ngủ hầu như chiếm toàn bộ tổng thời gian trong ngày. Thông thường bé sẽ có giấc ngủ kéo dài từ 13,5 đến 16 tiếng mỗi ngày. Trong đó ban đêm thường kéo dài 8 đến 11 tiếng
- Từ 1-3 tháng đầu thời lượng ngủ 16 tiếng/ngày trong đó ban đêm ngủ 8 tiếng
- Từ 3-6 tháng tiếp thời lượng ngủ giảm còn 15 tiếng/ngày, ban đêm ngủ 10 tiếng
- Từ 6-9 tháng thời lượng ngủ giảm còn 14 tiếng/ngày, tối ngủ 11 tiếng
- Từ 9-12 tháng tuổi thời lượng còn 13,5 tiếng/ngày, tối ngủ 11 tiếng
Vào ban đêm, bé có thể thức dây khá nhiều lần, mỗi lần thức từ 30-60 phút, chủ yếu là để bú sữa hoặc do tã bỉm bị ướt. Nhưng những biểu hiện này thường nằm trong 1 đến 2 tuần đầu tiên. Còn sau đó hiện tượng này sẽ giảm dần và mất hẳn khi bé tròn 4 – 5 tuần tuổi.
>> Xem thêm:
- Nguyên nhân vì sao trẻ ngủ ít mẹ đã biết chưa?
- Trẻ sơ sinh ngủ nhiều ít khóc có phải là bất thường?
- Trẻ sơ sinh ngủ ít thông minh: Đúng hay sai?
Bé ngủ ít quá và những hệ lụy cần lưu ý
Ngủ ít ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
Đối với trẻ em, giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần của trẻ. Thậm chí, trong những tháng đầu đời, cha mẹ cần coi trọng giấc ngủ hơn cả chuyện ăn uống của bé.
Thứ nhất, một giấc ngủ ngon sẽ giúp trẻ tỉnh táo, thông minh và tinh thần luôn trong trạng thái hào hứng, phấn khởi, hoạt bát. Do vậy, ngủ không đủ, không ngon giấc sẽ không được phát triển trí não một cách tối ưu.
Thứ hai, các nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh rằng khi ngủ, cơ thể bé tiết ra lượng hormone tăng trưởng nhiều gấp 4 lần khi thức. Các hormone tăng trưởng chỉ được sản sinh khi trẻ đi vào giấc ngủ và sau 1 tiếng lượng hormone sẽ đạt đỉnh (thường từ 22 giờ cho tới 1 giờ). Do vậy, nếu trẻ ngủ không đúng và không đủ giờ sẽ bỏ lỡ khoảng thời gian hormone tăng trưởng bài tiết ra nhiều nhất và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất của trẻ.

Bé ngủ ít quá có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
Thứ ba, ngủ cũng là thời điểm não bộ nạp lại năng lượng. Giấc ngủ sâu sẽ giúp trẻ tăng cường trí nhớ, độ tập trung, và khả năng học tập của trẻ. Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Journal of Epidemiology Community Health (Tạp chí dịch tễ học và sức khỏe cộng đồng, một tạp chí uy tín của Anh) đã chứng minh, trẻ sơ sinh ngủ ít, ngủ không đúng giờ cho tới khoảng 3 tuổi sẽ gặp phải những vấn đề liên quan đến khả năng đọc, khả năng nhận thức và kỹ năng toán học đến tận khi trẻ 7 tuổi.
Thứ ba, bên cạnh đó 90% sự phát triển xương ở trẻ diễn ra trong lúc đang ngủ, đặc biệt từ 22 – 24 giờ hàng ngày. Do vậy, nếu trẻ mắc chứng rối loạn giấc ngủ có nguy cơ cao mắc các vấn đề về hệ vận động như còi xương, biến dạng xương hơn.
Thứ tư, ngoài ra, giấc ngủ của trẻ giúp trẻ cân bằng quá trình tiết của một số hormone, bao gồm cả hormone kiểm soát cơn thèm ăn. Do vậy, ngủ không đủ thời gian hay mất ngủ cũng có thể tăng cảm giác thèm ăn, tạo thói quen ăn uống không tốt, gây ra chứng tăng cân và béo phì.
Ngoài ra, bé ngủ ít còn gây ra những hậu quả không ngờ tới cuộc sống hàng ngày của gia đình:
- Gây mệt mỏi suy nhược cho các thành viên do phải thức đêm chăm sóc trẻ.
- Stress, dễ cáu giận, nổi nóng nặng hơn có thể gấy các chứng bệnh thần kinh như trầm cảm.
- Ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân, chăn gối vợ chồng.
SokiTium hỗ trợ cho bé đạt giờ ngủ đầy đủ
Khi bé có những dấu hiệu buồn ngủ như ngáp, cau mày, dụi mắt, nắm chặt tay là lúc con buồn ngủ. Vì vậy, để giúp con nhanh chóng đi vào giấc ngủ, mẹ cần tắt đèn, tạo không gian yên tĩnh, thoải mái cho bé, xoa bóp nhẹ nhàng, massage trước khi ngủ, cho bé nghe nhạc nhẹ,… để giúp cho bé có thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.
Tuy nhiên, không phải bé nào cũng có thể ngủ một cách dễ dàng hoặc thời gian ngủ của bé là rất ít. Những bé này thường xuyên có biểu hiện cáu gắt, quấy khóc, hoặc khi đã ngủ bé hay giật mình, thức giấc rồi lại bắt đầu chu trình quấy khóc mới. Những vấn đề này vừa ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, vừa gây mệt mỏi cho người mẹ khi chăm con. Vậy, giải pháp cho mẹ trong trường hợp này là gì?
Thấu hiểu được những nỗi vất vả và lo lắng của các mẹ, sản phẩm Soki Tium ra đời với mong muốn giúp bé ngủ ngon, không còn quấy khóc, nhờ đó, bé có thể phát triển tối đa về thể chất lẫn trí tuệ.