Khi bắt đầu tiếp xúc với môi trường bên ngoài bụng mẹ, chắc chắn trẻ sẽ có nhiều bỡ ngỡ và khó có thể có những giấc ngủ sâu, bé không tự chuyển giấc mà thường thức dậy vài lần trong giờ. Do đó, cha mẹ cần hiểu rõ về cơ chế giấc ngủ của trẻ sơ sinh để tìm ra phương pháp giúp bé yêu có những giấc ngủ ngon.
Hiểu về giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Nếu mẹ đang mệt mỏi vì bé không tự chuyển giấc mà cứ thường xuyên thức giấc giữa đêm thì hãy tìm hiểu rõ nguyên lý giấc ngủ của trẻ sơ sinh dưới đây:
- Trẻ dưới 1 tháng tuổi thường ngủ suốt cả ngày lẫn đêm và bé chỉ thức dậy để bú (khoảng 2-3 tiếng/lần). Vì vẫn chưa phân biệt được giấc ngủ ngày đêm nên trẻ có thể ngủ thật nhiều vào ban ngày và thức dậy nhiều hơn vào ban đêm khiến mẹ khá mệt mỏi.
- Khi trẻ được 3 tháng tuổi trở lên, giấc ngủ sẽ bắt đầu ổn định hơn. Trẻ có thể ngủ ngoan cả đêm (6-8 tiếng) mà không tỉnh giấc. Lúc này cha mẹ cũng không cần đánh thức trẻ dậy để bú nhưng không nên để trẻ ngủ quá 3 tiếng mà không ăn gì.
- Riêng các trường hợp trẻ bị sinh thiếu tháng, không đủ cân, chứng trào ngược dạ dày thì mẹ phải cho bé bú thường xuyên hơn.

Trẻ dưới 1 tháng tuổi thường ngủ suốt cả ngày lẫn đêm và bé chỉ thức dậy để bú
Các giai đoạn giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh được chia thành 2 giai đoạn: giấc ngủ nhanh và giấc ngủ chậm. Trong giai đoạn giấc ngủ chậm lại chia thành nhiều giai đoạn khác nhau.
Giấc ngủ nhanh (hay còn gọi là giấc ngủ REM): đây là giấc ngủ nông, lúc này trẻ chưa ngủ sâu mà vẫn lơ mơ và mắt thì cử động theo chiều trước sau. Giấc ngủ nhanh chiếm đến 50% thời gian ngủ trong 1 ngày của trẻ. Do vậy, dù trẻ ngủ 16 tiếng mỗi ngày nhưng chỉ có 8 tiếng là thực sự ngủ sâu.
Giấc ngủ chậm (hay còn gọi là giấc ngủ Non-REM): trong giai đoạn này lại chia thành 4 giai đoạn nhỏ:
- Giai đoạn 1: buồn ngủ – mắt trẻ díp lại, lờ đờ và chớp liên tục
- Giai đoạn 2: mơ màng – trẻ có những cử động vặn mình, giật mình hay rên nhẹ
- Giai đoạn 3: ngủ sâu – trẻ đã chìm dần vào giấc ngủ và không cử động
- Giai đoạn 4: ngủ rất sâu – trẻ lặng yên, cũng không cử động
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh sẽ diễn ra theo lần lượt 4 giai đoạn, sau đó quay lại giai đoạn 2 và chuyển về giấc ngủ REM. Mỗi giấc ngủ của trẻ diễn ra nhiều chu kỳ như trên là điều bình thường. Đối với trẻ sơ sinh, trong mấy tháng đầu bé không tự chuyển giấc, hay bị giật mình khi chuyển tiếp giữa giai đoạn ngủ sâu với ngủ lơ mơ và khó ngủ trở lại.
Xem thêm:
Bé không tự chuyển giấc phải làm gì?
Tập cho trẻ thói quen ngủ ngoan
- Các dấu hiệu cho thấy trẻ buồn ngủ
Khoảng 1 tháng đầu sau sinh trẻ không thể thức liên tục trong vòng 2 giờ vì trẻ sẽ cảm thấy mệt và khó ngủ. Những dấu hiệu cho thấy trẻ buồn ngủ như là: liên tục chớp mắt, mắt lim dim, hay ngáp. Đây là những dấu hiệu giúp bố mẹ nhận biết để cho trẻ đi ngủ nhằm đảm bảo giấc ngủ cho trẻ.
- Rèn cho trẻ phân biệt giấc ngủ ngày và đêm
Một số trẻ sơ sinh hình thành thói quen thức đêm ngay từ khi còn trong bụng mẹ, mẹ có thể cảm nhận rõ khi thấy trẻ đạp trong bụng mẹ lúc nửa đêm. Vì vậy, khi mới sinh thói quen thức đêm của trẻ vẫn còn, mẹ chỉ có thể tập cho bé đi vào nếp ngủ khác khi trẻ được 2 tuần tuổi trở đi.

Rèn cho trẻ phân biệt giấc ngủ ngày và đêm
Vào ban ngày, mẹ cần chơi với trẻ nhiều hơn, bắt chuyện với trẻ khi cho trẻ bú, mở cửa phòng để ánh sáng tràn vào phòng, để trẻ được nghe những âm thanh tự nhiên trong cuộc sống như tiếng tivi, tiếng chó sủa,… nhằm để trẻ thức chơi nhiều hơn. Còn ban đêm cần giữ yên lặng, nói khẽ, phòng tối và tránh tiếng động.
- Dạy cho trẻ ngủ
Khi bé yêu của mẹ được 6-8 tuần tuổi cha mẹ có thể dạy cho bé tự ngủ bằng cách đặt bé vào nôi/ giường ngay khi thấy bé có dấu hiệu buồn ngủ. Cách cha mẹ dỗ bé đi vào giấc ngủ là rất quan trọng vì đây sẽ là cách cố định để tạo thói quen tự đi ngủ cho bé. Mẹ có thể làm các cách như: hát ru, xoa lưng, vỗ nhẹ mông,… Không nên ru trẻ ngủ trên tay rồi mới đặt xuống nôi/ giường vì sẽ tạo thói quen xấu, trẻ phải cần mẹ bế thì mới ngủ được.
Chuẩn bị tốt trước khi cho trẻ vào giấc ngủ
Với tình trạng bé không tự chuyển giấc thì việc mẹ cần làm là chuẩn bị thật tốt trước khi bé đi ngủ để bé có một giấc ngủ ngon và sâu. Dưới đây là các bước mẹ cần chuẩn bị:
- Cho bé ăn vừa đủ trước khi đi ngủ, không quá no cũng không quá đói.
- Tạo không gian phòng ngủ yên tĩnh, thoáng đãng để trẻ chìm vào giấc ngủ một cách thư thái.
- Hình thành giờ đi ngủ cố định, tốt nhất là vào 8 giờ tối.
- Tránh có những yếu tố kích thích khiến bé khó đi vào giấc như: ánh sáng mạnh, tiếng ồn lớn, đồ chơi ngay trước mắt,..
- Đồ ngủ rộng rãi, thoáng mát; chăn gối sạch sẽ, êm ái.
- Nhiệt độ phòng không quá nóng cũng không quá lạnh, độ ẩm không khí vừa phải để trẻ không bị mắc bệnh về hô hấp.
Hi vọng bài viết này đã đem lại cho mẹ những thông tin hữu ích về tình trạng bé không tự chuyển giấc và cách để bé yêu có những giấc ngủ ngon giúp mẹ nuôi con nhẹ nhàng và đỡ vất vả hơn.