Trẻ khó ngủ không phải là điều gì quá xa lạ trong cuộc sống hiện nay, trường hợp này xảy ra ở rất nhiều gia đình nhưng cũng là một mối bận tâm lớn nhất hiện nay. Hiện tượng này có thể xuất phát từ bệnh lý hay tâm lý của trẻ không được ổn định….Điều này cần cha mẹ phải chú tâm hơn trong việc chăm sóc con để bé không chịu thiệt thòi.
Nguyên nhân khiến bé khó ngủ
Nhiều gia đình thơ ơ trong việc chăm con, không nắm bắt được các triệu chứng khó ngủ mà trẻ đang gặp phải. Ở một số bé dưới 12 tháng nếu không ngủ được bé sẽ khóc lên. Nhưng với trẻ lớn hơn việc khóc có thể không có và nó ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển sau này. Vì thế đòi hỏi cha mẹ cần phải sát sao theo dõi các vấn đề gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ sau đây.
– Trẻ bị thiếu hụt vi chất: Do bé lười ăn hoặc do chế độ ăn hàng ngày không đảm bảo, không đủ cung cấp trong khi nhu cầu năng lượng và vi chất của cơ thể giai đoạn này đã bắt đầu tăng lên.
– Vấn đề sức khỏe: mặc dù hệ miễn dịch của bé trong giai đoạn này đã phát triển và gần như hoàn thiện, tuy nhiên sự thay đổi thời tiết cũng như sự phát triển của mầm bệnh trong môi trường luôn là nguy cơ khiến con bị bệnh. Bé cảm thấy không khỏe như sốt, đau bụng, đau đầu, nghẹt mũi, khó thở, ho khi ngủ…cũng gay ra trằn trọc khó ngủ. Nói chung Sức đề kháng của trẻ càng tốt, sức khỏe ổn định thì chất lượng giấc ngủ sẽ tốt hơn.
– Vấn đề tâm lý: Gia đình có thêm một em bé mới khiến trẻ lo sợ “bố mẹ sẽ thương em nhiều hơn”, hay bị bắt phải chuyển ra ngủ một mình một giường, những nỗi sợ (sợ ma, sợ quái vật, sợ bóng tối,….) đều khiến con rơi vào trạng thái trằn trọc, khó ngủ. Hoặc có thể là do áp lực từ cuộc sống gia đình hay trường lớp, bạn bè tạo ra khiến bé suy nghĩ nhiều hơn vào ban đêm.

Môi trường ngủ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé
Hậu quả nghiêm trọng khi trẻ khó ngủ kéo dài
Nhiều cha mẹ vẫn còn chủ quan khi cho rằng trẻ sơ sinh khó ngủ là tình trạng thường gặp và sẽ hết dần khi con lớn lên. Nhưng mẹ không hề biết rằng trong những năm tháng đầu đời này, giấc ngủ chính là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp tới sinh lý phát triển hiện tại và cả sau này của trẻ. Những mối nguy hại không ngờ tới như:
- Chậm tăng cân và chiều cao: Việc ngủ ít, ngủ không sâu giấc sẽ ức chế tuyến tiền yên, giảm tiết hormone tăng trưởng khiến bé chậm lớn, còi cọc và chậm phát triển chiều cao.
- Khiến cho khả năng học hỏi và xử lý tình huống kém hơn so với trẻ ngủ đủ. Khi lớn lên con cũng dễ mất tập trung và giảm khả năng học tập.
- Giảm sức đề kháng, ức chế hệ thống miễn dịch và tiêu hóa. Con dễ bị ốm và mắc các bệnh nhiễm trùng.
- Nguy hiểm hơn, bé khó ngủ còn kèm theo quấy khóc là một trong các yếu tố dẫn đến nguy cơ khiến trẻ ngưng thở, ức chế hô hấp, huyết áp cao,..
>>> Xem thêm: Giải pháp hiệu quả 100% trị trẻ ngủ không ngon giấc
Giải pháp cho bé khó ngủ
Trẻ em nhỏ tuổi cần được ngủ nhiều giờ mỗi ngày. Khó ngủ hoặc ngủ quá muộn sẽ bỏ lỡ thời điểm vàng tiết hormone tăng trưởng.Giấc ngủ trong những giai đoạn đầu đời là tiền đề tạo nên hành vi và tính cách của trẻ khi lớn lên. Một số giải pháp có thể áp dụng để giúp bé có được giấc ngủ ngon, an toàn sau đây:
Giải quyết những nỗi sợ của con
Mẹ hãy dành thời gian bên cạnh để con có cảm giác an toàn, thoải mái nhất khi ngủ. Những cái vỗ về, lời chúc, thơm má hay những câu chuyện kể trước khi đi ngủ là rất cần thiết để con nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Nếu gia đình mới có thêm em bé, đừng để những câu nói hành động làm tổn thương con như: “Mẹ có em, con sẽ ra rìa”. Một câu nói đùa nhưng cũng có thể làm tổn thương trái tim mỏng manh của bé. Hãy thể hiện các con đều được mẹ dành tình yêu thương như nhau.
Khi trẻ gặp ác mộng và tỉnh dậy giữa đêm hãy kiên trì hỏi con chuyện gì đã xảy ra, và hãy ở bên con để bé cảm thấy an toàn và không phải lo lắng gì cả.
Với những trẻ dang độ tuổi đi học thì không nên ép trẻ học quá nhiều mà hãy để mọi thứ được thoải mái tránh tạo áp lực khiến trẻ phải suy nghĩ nhiều dẫn đến lo lắng không ngủ được.

bố mẹ nên tạo điều kiện tốt nhất cho con ngủ tốt hơn
Bổ sung dinh dưỡng
Cho dù bận bịu đến đâu cũng cố gắng chuẩn bị những bữa ăn đủ chất dinh dưỡng cho con mẹ nhé. Nhất là canxi, vitamin D rất cần thiết cho một giấc ngủ chất lượng. Lựa chọn những thực phẩm giàu năng lượng là đúng đắn. Tuy nhiên mẹ nên hạn chế tối đa có thể đồ ăn vặt của con, nhất là thức ăn nhanh, đồ chiên rán vì thường chứa chất béo không có lợi, đồng thời ảnh hưởng đến khẩu vị trong các bữa chính.
Trước khi bé đi ngủ, không nên cho con ăn quá nhiều hoặc quá gần thời gian ngủ. Lượng đường trong đồ ăn sẽ gây ra hứng phấn, làm trẻ khó vào giấc ngủ hơn bình thường. Ăn quá no cũng làm trẻ đầy bụng, khó tiêu.
Sinh hoạt điều độ
Với bé trên 2 tuổi nên cho tham gia các môn thể thao phù hợp với độ tuổi như bóng rổ, bơi lội, đạp xe, bóng đá, chạy bộ,…hàng ngày. Tham gia vào các hoạt động ngoài trời nhất là buổi sáng để bé được tiếp xúc với ánh nắng sớm mai nhằm tăng cường hấp thu thêm canxi tốt cho xương và cơ.
Nghiêm khắc với những đòi hòi của con như chơi thêm một lúc nữa, hoặc xem ti vi, chơi điện thoại,….Tránh để bé thức quá khuya, giúp bé hình thành thói quen tốt. Muốn làm được như thế, cha mẹ cũng phải là tấm gương để con noi theo. Vì thế hãy đi ngủ đúng giờ, giảm làm ồn và vui chơi vào giờ con đi ngủ.
Sử dụng dưỡng chất đặc biệt
Mẹ không nên cho con uống các loại thuốc hay thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi mà chưa có sự cho phép của bác sỹ. Vì nó dễ gây phụ thuộc và khiến trẻ mất đi giấc ngủ tự nhiên. Trong giai đoạn này mẹ cần tìm kiếm một giải pháp khác an toàn hơn đó chính là bổ sung dưỡng chất lactium từ sokitium. Ngoài ra mẹ cũng cần kết hợp với các phương pháp luyện ngủ và bổ sung thêm các chất tốt cho trí não như magie, kẽm, sắt, vitamin nhóm B,..
Video hữu ích: