Bé hay vặn mình là một trong những vấn đề thường gặp và là nỗi băn khoăn lo lắng của nhiều bậc phụ huynh. Dưới đây là tổng hợp những câu hỏi các mẹ đã gửi về để nhờ Dược sĩ Soki tư vấn liên quan đến tình trạng này.
Bé hay vặn mình có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Mẹ Thùy Dương (Hải Hậu, Nam Định): “Con em hiện tại được 3 tháng rồi, bé bú tốt, ngủ cũng giỏi, tăng cân đều. Tuy nhiên, có một vấn đề đó là khi ngủ con hay vặn mình, rướn người, mặt đỏ tía tai. Cũng có lúc thì con ngủ lại ngay sau đó, nhưng có khi lại khóc rồi tỉnh hẳn. Vậy xin hỏi dược sỹ, việc con hay vặn mình như thế có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sự phát triển hay không?”
Trả lời:
Vặn mình là một phản xạ tự nhiên xuất hiện ở hầu hét trẻ sơ sinh. Do chưa thích ứng được với các yếu tố từ môi trường ở bên ngoài bụng mẹ, cùng với đó là các tế bào hệ thần kinh mới đang trong giai đoạn hoàn thiện dần, chưa chuyên biệt hóa, vận động dưới vỏ vẫn chiếm ưu thế nên các biểu hiện múa vờn, chân tay vận động thường xuyên. Biểu hiện này ở trẻ xuất hiện nhiều trong khoảng 2 tháng đầu tiên, và tần xuất giảm dần ở những tháng tiếp theo. Vì thế, nếu bé hay vặn mình nhưng không ảnh hưởng đến giấc ngủ, không đi cùng với các biểu hiện đáng lo ngại về sức khỏe, tăng cân đều, ngủ đủ giấc và ăn tốt thì không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu mẹ vẫn lo lắng về tình trạng của con thì có thể đưa bé đến các cơ sở y tế để nhận được tư vấn từ các bác sĩ và chuyên gia trong lĩnh vực Nhi khoa.

Bé hay vặn mình là một trong những biểu hiện bình thường ở trẻ sơ sinh
Xem thêm: Đối phó với vấn đề trẻ sơ sinh ngủ ít hay vặn mình
Bé hay vặn mình có phải dấu hiệu thiếu canxi?
Bố Lê Hữu Dũng (Nam Đàn, Nghệ An): “Mình là bố đơn thân nên không có nhiều kinh nghiệm chăm cháu. Con gái mình hiện nay được 18 tháng rồi, trước thì không sao nhưng dạo gần đây khi ngủ con hay có biểu hiện vặn mình, mặt đỏ, sau đó là khóc. Nghe người ta nói là con có thể đang thiếu canxi. Nhờ Dược sỹ tư vấn giúp tôi có thể bổ sung canxi cho con không? Liệu bé hay vặn mình là do những nguyên nhân gì?”
Trả lời:
Thông thường, tình trạng vặn mình chỉ xuất hiện ở trẻ sơ sinh, đến tháng thứ 5,6 là dường như đã không còn. Bé nhà bạn được 1,5 tuổi vẫn mắc phải tình trạng này có thể do các nguyên nhân sau:
- Thiếu dưỡng chất, đặc biệt là canxi do chế độ ăn hàng ngày không đảm bảo, hoặc con lười ăn
- Tâm lý bất an, không cảm thấy an toàn do có sự thay đổi đột ngột như người khác chăm sóc, đi học nhà trẻ, nô đùa ban ngày,….
- Bé đang trải qua những vấn đề bất ổn về sức khỏe nhất định như sốt mọc răng, tiêm phòng, viêm đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa
- Môi trường không đảm bảo như ô nhiễm không khí, tiếng ồn, ánh sáng; không gian chật chội, bí bách,….
- Bụng đói, ăn không no
- Ngứa dị ứng, công trùng đốt…..
Như vậy, thiếu canxi chỉ là một trong những nguyên nhân của vấn đề. Bạn không nên tự ý bổ sung canxi, trước tiên nên kiểm tra các yếu tố bên ngoài có thể kiểm soát, sau đó đưa trẻ đi khám dinh dưỡng để xác định nguyên nhân bé hay vặn mình có phải do thiếu hụt các dưỡng chất hay không. Chúng tôi rất thông cảm với hoàn cảnh “gà trống nuôi con của bạn”, hi vọng bạn sẽ chắt lọc được những cách làm đúng đắn, khoa học và an toàn cho bé.

Bé hay vặn mình có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó thiếu canxi là một trong những vấn đề điển hình
Có nên áp dụng những kinh nghiệm dân gian đối phó với tình trạng bé hay vặn mình?
Mẹ Trần Thị Dung (Tiền Hải, Thái Bình): “Dạo gần đây con em hay vặn mình khi ngủ, cùng với đó con cũng giật mình khóc thét lên, rồi tỉnh ngủ luôn. Nhiều đêm như thế nên ban ngày con không có tinh thần, luôn mệt mỏi, chán ăn. Mẹ chồng có khuyên dùng một số cách dân gian từ trước tới nay như đắp lá trầu không, treo tỏi đầu giường, đốt bồ kết,…Nhưng em lo sợ về sự an toàn nên vẫn chưa thực hiện. Xin hỏi dược sỹ các cách này có hiệu quả hay không? Em cũng đang muốn dùng Soki Tium nhưng bé mới 4 tháng thì có dùng được không? Và có đảm bảo an toàn không?”
Trả lời:
Một số quan niệm dân gian cho rằng bé hay vặn mình rướn người là do lông ở lưng mọc nhiều khiến bé khó chịu, ngứa ngáy. Vì thế lá lấy lá trầu không chà vào lưng hoặc lá bánh trẻ đặt lên da để hạn chế chứng vặn mình. Hoặc quan niệm trẻ nhỏ dễ bị ảnh hưởng bởi những người vía nặng nên dùng tỏi treo trong phòng, dao cùn để đầu giường hay đốt quả bồ kết để bảo vệ con khỏi quấy khóc, vặn mình giật mình vào ban đêm. Đây đều là những kinh nghiệm truyền lại từ xa xưa, chưa có một sự kiểm định hay chứng minh khoa học nào. Nó có thể phù hợp với bé này, nhưng lại sai với trẻ khác. Vì thế, áp dụng được hay không thì còn phải xem mức độ phản ứng của trẻ như thế nào. Vặn mình ở trẻ chỉ được khắc phục hoàn toàn khi tìm ra chính xác nguyên nhân.
Về việc sử dụng Soki Tium với trẻ 4 tháng là hoàn toàn có thể. Soki Tium bản chất là từ sữa, với thành phần Lactium và Colostrum được nhập khẩu hoàn toàn từ Pháp đã được chứng nhận an toàn bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền như FDA Hoa Kỳ, Bộ Y tế Việt Nam,…Soki Tium giúp thư giãn não bộ, giảm căng thẳng mệt mỏi, cung cấp dinh dưỡng và những kháng thể tự nhiên, từ đó giúp loại bỏ những vấn đề mất ngủ, hay vặn mình giật mình khi ngủ và có giấc ngủ an toàn để phát triển toàn diện. Trẻ 4 tháng tuổi thì cần sử dụng 2 gói/1 lần/1 ngày trước giờ đi ngủ khoảng 30 phút.
Trên đây là những thắc mắc điển hình về tình trạng bé ngủ hay vặn mình. Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, vì thế cha mẹ cần có những giải pháp khoa học, đúng đắn để con luôn có được những giấc ngủ an toàn, trọn vẹn.