Bé hay quấy khóc hay gặp phải, nhất là với trẻ nhũ nhi (dưới 1 tuổi). Trong 3 tháng đầu, con có thể khóc tới 2 tiếng một ngày khiến mẹ vô cùng căng thẳng. Trẻ hay quấy khóc vì một nguyên nhân nào đó gây đau đớn, khó chịu hoặc không thoải mái trong người, nhưng cũng có thể do một triệu chứng bệnh lý bất thường. Mẹ tuyệt đối không được chủ quan!
Mối nguy hiểm khi bé hay quấy khóc kéo dài
Tiếng khóc của trẻ là mối bận lòng lớn nhất của cha mẹ. Nhiều lúc mẹ muốn tìm một ngày bình yên không còn nghe thấy tiếng bé ồn ào, tiếng quấy khóc kéo dài vì lo lắng không biết con có đang gặp phải vấn đề về sức khỏe hay không?
Trẻ quấy khóc thường xuyên và kéo dài dẫn đến những mối nguy hiểm nghiêm trọng:
- Tinh thần trẻ mệt mỏi, không năng động và giảm tương tác với bố mẹ: Nguy cơ khiến trẻ chậm phát triển trí não, giảm khả năng ghi nhớ dài hạn, không tập trung, ảnh hưởng đến việc học tập sau này.
- Chậm phát triển chiều cao, còi cọc: do hormone tăng trưởng GH của trẻ sản sinh gấp 4 lần trong khoảng thời gian từ 10h tối đến 1h sáng, nếu trẻ hay quấy khóc và không ngủ ngon trong khoảng thời gian đó, con sẽ gặp các nguy cơ lớn về vấn đề tăng trưởng.
- Trẻ không có được hệ miễn dịch tốt: dễ mắc các bệnh thường gặp và bệnh lý theo mùa hơn những đứa bé có giấc ngủ ngon, không sâu giấc.

Bé hay quấy khóc thường xuyên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển toàn diện của con
Không những vậy, trẻ hay quấy khóc đêm quá nhiều còn khiến cha mẹ mệt mỏi, lo lắng, hay cáu gắt, thiếu ngủ và không thể tập trung được cho công việc và là một trong những yếu tố nguy cơ gây trầm cảm ở phụ nữ sau sinh. Nhiều người vẫn thường cho rằng, trông con quấy khóc đêm là công việc nặng nhọc nhất.
>> Xem thêm:
Giải pháp giúp mẹ không còn vất vả lo lắng mỗi khi con quấy khóc
Khi dần dần biết được tính cách của bé, mẹ sẽ chọn được giải pháp phù hợp nhất để cải thiện giấc ngủ cho con.
Quan trọng nhất là mẹ phải nắm được nguyên nhân bé hay quấy khóc đêm là do đâu. Nếu chỉ đến từ những vấn đề sinh lý hay tinh thần mà không liên quan đến sức khỏe bệnh lý thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu đi kèm với những biểu hiện bệnh lý thì cần hết sức lưu ý.
Nếu cho con ăn hay âu yếm không đủ cho bé ngừng khóc, những gợi ý sau có thể giúp mẹ:
1. Âm thanh làm dịu trẻ
- Nếu như tiếng động lớn có thể làm em bé khóc, những âm thanh êm dịu, đặc biệt là tiếng ồn trắng (white – noise) có thể làm trẻ bình tĩnh trở lại.
- Khi còn trong bụng mẹ, trẻ quen với nhịp đập trái tim và do đó rất thích gần gũi mẹ bởi cảm giác quen thuộc. Mẹ hãy thử các âm thanh nền khác nhau hoặc hát ru nhẹ nhàng trong khi mẹ ôm bé. Nếu âm thanh thực sự có hiệu quả, mẹ hãy ghi lại để sử dụng mỗi khi bé buồn bã.
2. Chuyển động êm dịu
- Có bao giờ em bé ngừng khóc sau khi mẹ bế bé lên và đi bộ xung quanh? Như vậy, mẹ biết rằng chuyển động có thể hữu ích với con.
- Nhiều em bé khóc đêm tìm thấy sự thoải mái trong các chuyển động nhịp nhàng, như rung lắc trên ghế bập bênh, võng hay nôi. Mẹ hãy thử các loại chuyển động khác nhau để xem những gì làm dịu em bé tốt nhất. Tuy nhiên, mẹ cũng đặc biệt lưu ý không được bế đu đưa để dỗ bé quá mạnh, điều này có thể gây hội chứng rung lắc ở trẻ em (shaken baby symptom), làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thần kinh của bé. Bên cạnh đó, cần cố gắng không để cho con ngủ trên tay mẹ, khi bé đã hết khóc, tập cho con nằm xuống giường và tự ngủ trở lại. Điều này là rất quan trọng để có thể giúp trẻ họ cách tự lập khi ngủ.

Khi con quấy khóc mẹ cần kiên nhẫn để xoa dịu và chăm sóc
3. Giải quyết những khó chịu cho trẻ
- Mẹ nên đảm bảo các yếu tố môi trường quanh con như nhiệt độ, âm thanh,.. phù hợp để tránh con bị kích thích hay khó chịu dẫn đến quấy khóc.
- Bên cạnh đó, nhiều trẻ hay quấy khóc trong hoặc sau khi cho bú. Nếu đang cho con bú sữa mẹ, mẹ có thể lưu ý thay đổi cách bế con, hay cho bé bú ở một vị trí thẳng đứng hơn. Nhớ vỗ nhẹ hay xoa lưng bé sau khi con bú xong. Việc này có thể có ích khi khiến con bình tĩnh hơn và không còn quấy khóc nữa.
- Em bé của mẹ có thể thư giãn hơn khi con có cảm giác giống như đang nằm trong bụng mẹ. Quấn trẻ trong chăn, nằm xuống với con hoặc giữ con gần với cơ thể mẹ có thể dần dỗ bé khỏi cơn khóc. Tắm nước ấm cũng có thể giúp ích cho trẻ, mẹ hãy thử nhé!
4. Khắc phục các bệnh lý và bổ sung đủ chất cho sự phát triển của con
- Những bệnh lý như đau bụng, viêm nhiễm đường hô hấp,.. có thể là nguyên nhân khiến con khó chịu và khiến trẻ hay quấy khóc. Mẹ nhớ lưu ý các dấu hiệu này và trong trường hợp bất thường, nên cho bé tới khám Bác sĩ để điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm.
- Mẹ có biết thiếu Canxi và vitamin D cũng là nguyên nhân cho chứng vặn mình, quấy khóc thất thường ở trẻ. Ngoài sữa mẹ, hãy cho con tắm nắng thường xuyên và đúng cách mẹ nhé.
Ngoài việc khắc phục những vấn đề trên, mẹ cũng cần cải thiện giấc ngủ cho trẻ. Bởi rất nhiều bé khi quấy khóc, khó chịu sẽ kèm theo tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc hay vặn mình kéo dài.
Hiện nay rất nhiều mẹ đang truyền tai nhau sử dụng sản phẩm SokiTium giúp cải thiện tình trạng giấc ngủ cho trẻ nhờ thành phần độc đáo hoàn toàn 100% từ Sữa. Chính nhờ tính an toàn cùng công nghệ hiện đại được chuyển giao hoàn toàn từ Tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu Thế giới Ingredia (Pháp), Soki Tium giúp khắc phục tình trạng trẻ quấy khóc đêm nhanh chóng và hiệu quả
- Soki Tium được Bộ Y Tế cấp phép an toàn cho trẻ nhỏ, cùng chứng chỉ GRAS – tuyệt đối an toàn được chứng minh qua thực tế sử dụng của cục Quản Lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Ký FDA.
- 92% mẹ bỉm hài lòng với hiệu quả sản phẩm mang lại khi cho bé sử dụng!