Chắc hẳn ai làm mẹ cũng đã từng trải qua cảm giác những đêm dài trông bé hay khóc đêm. Không chỉ ảnh hưởng đến giờ giấc sinh hoạt của cả gia đình, thức khuya nhiều cũng sẽ gây hại đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì thế, các mẹ luôn mong muốn tìm ra những phương pháp hữu hiệu nhất. Tham khảo cách chăm con của mẹ bỉm sữa Thu Thủy ở Ninh Bình dưới đây nhé.
Ám ảnh tình trạng bé hay khóc đêm
“Cứ tưởng đứa thứ 2 cũng giống em bé đầu, ngủ tít cả đêm, hiếm khi quấy khóc. Nhưng không, thời điểm hơn 1 tháng đúng là khủng hoảng và ám ảnh. Tất cả kinh nghiệm chăm con dường như đều không hiệu quả với Mint (tên của con). Ban ngày thì không sao, ngủ tốt nhưng cứ đến tầm 9h tối là đi ngủ, 1 giờ sáng hoặc hơn chút xíu là thức dậy và bắt đầu ăn vạ, bú cũng không chịu bú. tầm 30 phút khóc như thế. Bé hay khóc đêm làm cả nhà ai cũng mệt mỏi, cứ mẹ bế, rồi bà ru, bố thì cứ lóng ngóng. Sáng ra ai cũng mắt thâm quầng, ra khỏi nhà mà miệng cứ ngáp vì thiếu ngủ.

Thời gian con khóc đêm mẹ thật sự mệt mỏi, căng thẳng và lo lắng cho sức khỏe của con
Mấy ngày đầu con khóc, nhiều người bảo đốt vía cho con, mình cũng làm theo nhưng chẳng khỏi. Rồi lại có họ hàng tư vấn “Trẻ nhỏ nó khóc dạ đề, kệ cho nó khóc, mệt rồi cũng đi ngủ thôi”. Nhưng thương với xót con, lại ảnh hưởng đến cả nhà nên mình cũng vẫn tìm đủ mọi cách để con đỡ quấy khóc hơn. Đỉnh điểm có hôm chồng đi công tác, ông bà nội lại về quê, mà bé khóc quá, nghĩ tủi thân cũng chỉ biết ôm con khóc theo. Thực sự rất áp lực. Bé lớn cũng vì thế mà nhiều đêm ngủ không ngon giấc. Chăm bé trước thì nhàn tênh thì cứ nghĩ mọi chuyện đơn giản, ai ngờ giờ mới thấm mới hiểu được tâm sự của các mẹ bị stress kéo dài.
Xem thêm:
- Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ ngày khóc đêm theo bác sĩ Barton Schmitt
- Trẻ 8 tháng hay khóc đêm là do nguyên nhân gì?
Vượt qua vấn đề khóc đêm ở bé!
Trong những năm tháng đầu đời trẻ nhỏ chỉ có những nhiệm vụ cơ bản là ăn – ngủ – tiêu hóa – tiếp nhận thông tin và học tập. Vì thế, khi giấc ngủ bị ảnh hưởng, sự phát triển toàn diện của con chắc chắn sẽ gặp vấn đề. Quyết tâm phải tìm bằng được nguyên nhân và giải quyết triệu để vấn đề con khóc đêm. Lang thang các nhóm mẹ và bé trên facebook, rồi tìm kiếm thông tin trên google, chợt nhận ra cũng quá nhiều mẹ gặp phải vấn đề này. Qua tìm hiểu, mình đã khám phá ra được nguyên nhân bé hay khóc đêm chính là không gian phòng ngủ không phù hợp. Lý do tưởng như rất đơn giản mà nhiều khi lại không nghĩ ra. Sinh bé vào mùa đông nên sợ con lạnh gia đình chọn căn phòng kín nhất có thể. Vô tình điều này khiến không gian bị bí bách, người ra người vào nhiều nên càng không khí càng đặc lại. Trẻ nhỏ rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh nên một yếu tố nhỏ cũng có thể tác động làm bé hay khóc đêm.
Để tìm ra được nguyên nhân này thực sự cũng không phải quá trình đơn giản. Nào hạn chế tiếng ồn, giảm sáng, tăng nhiệt độ phòng, cho bé đi khám bác sỹ, bú no trước khi ngủ,…..Mỗi ngày thử một cách nhưng cũng không cải thiện là bao. Từ hồi chuyển sang căn phòng mới rộng rãi hơn, cùng với việc kết hợp nhiều biện pháp ổn định môi trường và dinh dưỡng, bé lại dần ổn định lại giấc ngủ.
Kinh nghiệm dứt bỏ tình trạng bé hay khóc đêm
Để tìm được nguyên nhân và giải quyết tình trạng bé hay khóc đêm này tôi phải dành lời cảm ơn đến một người là chị gái họ vì đã mách tôi cách giúp con hết khóc đêm và duy trì việc ngủ khoa học an toàn. Bí quyết đó là việc sử dụng Soki Tium – sản phẩm giúp trẻ ngủ ngon an toàn từ sữa. Ban đầu cũng hơi nghi ngại bì con còn bé, sợ mua phải đồ không an toàn, khóc đêm không hết lại còn hại sức khỏe. Nhưng nghe chị họ nói cùng với tìm hiểu thì nhiều người đã sử dụng, sản phẩm được chứng nhận và khuyên dùng của nhiều đơn vị uy tín như Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng Quốc gia,…Thành phần Lactium và Colostrum trong Soki còn được chứng nhận bởi FDA Hoa Kỳ, nhập khẩu hoàn toàn từ Pháp. Vì thế cũng đánh liều cho con dùng. Được cái mùi thơm, cũng na ná sữa mẹ nên bé cũng thích uống. Uống trước khi đi ngủ tầm 30 phút, đến tầm ngày thứ 7 là con không còn khóc đêm nữa rồi, ngủ tít nhìn mê lắm.
Sử dụng Soki Tium giúp bé hay khóc đêm được ngủ ngon giấc an toàn, nhưng quan trọng là thói quen ngủ và cách mẹ chăm sóc giấc ngủ sau này cho con để trẻ không quấy khóc đêm trở lại. Về điều này, tôi được các Dược sỹ của Soki tư vấn một số việc quan trọng cần phải làm sau:
- Giữ cho môi trường và không gian ngủ được tốt nhất như phòng ngủ luôn thông thoáng, hạn chế tiếng ồn. Đến giờ ngủ của bé là quán triệt tinh thần mọi người trong nhà tắt hết Ti vi, điện thoại,…để con không ảnh hưởng. Nhiệt độ phòng duy trì ở mức 24 – 26 độ C.
- Lựa chọn trang phục, các chất liệu giường ngủ, chăn màn, đệm, gối phù hợp để con được thoải mái nhất, Thường xuyên kiểm tra tình trạng tã bỉm để con không bị khó chịu.
- Sữa mẹ đóng vai trò rất quan trọng, cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời nhưng phải đảm bảo chất lượng nguồn sữa tránh tình trạng chất dinh dưỡng con có được không đủ nhu cầu phát triển. Nhiều khi thiếu canxi hay vitamin D cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé hay khóc đêm.
- Rèn luyện thói quen tự ngủ, không để con ngủ trên tay xong mới đặt xuống giường
- Nếu bé bị ốm thì không được chủ quan, đưa con đi khám bác sỹ để có hướng giải quyết vấn đề tốt nhất. Bé hay tỉnh dậy, quấy khóc ban đêm nhiều khi là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Để giúp con ngủ ngon hơn, không còn khóc đêm cần rất nhiều sự nỗ lực và tỉ mỉ của mẹ
Chăm con là quá trình vất vả mà người mẹ nào cũng phải trải qua. Nhất là trong giai đoạn đầu đời càng phải cẩn trọng và dũng cảm vượt qua nhiều khó khăn. Hi vọng kinh nghiệm chăm con của mình có thể giúp được các mẹ ít nhiều. Mint nhà tôi giờ ngủ ngon, ăn tốt, đã biết bò và nhú 2 cái răng. Chỉ mong con mãi khỏe mạnh và hạnh phúc”
Cảm ơn mẹ Thu Thủy vì những chia sẻ về cách vượt qua thời gian khó khăn bé hay khóc đêm. Tin rằng nhiều mẹ đang gặp tình trạng này sẽ có cái nhìn lạc quan và hướng đi đúng đắn để giúp các bé tìm lại được giấc ngủ an toàn hiệu quả.