Bé bị nghẹt mũi khó ngủ, chảy nước mũi, đau họng là những triệu chứng khiến bé mệt mỏi và chỉ muốn chìm vào giấc ngủ. Hãy thử 5 mẹo đơn giản của soki để giúp trị trị dứt điểm nghẹt mũi ở trẻ, đem lại cho bé yêu một giấc ngủ sâu suốt đêm dài.
Tại sao bé bị nghẹt mũi khó ngủ lại tồi tệ hơn vào ban đêm?
Trẻ em có đường mũi hẹp hơn so với người lớn, khiến bé dễ nghẹt mũi vào ban đêm do bị viêm hoặc chất nhầy dư thừa. Các bé nhỏ và đặc biệt là bé sơ sinh, hầu hết thở bằng mũi, không thể xì mũi như người lớn.
Đối với người lớn, nghẹt mũi là một nỗi phiền toái có thể khiến chúng ta ngủ không ngon, nhưng đối với trẻ em, nó có khả năng dẫn đến những rủi ro lớn hơn cho sức khỏe. Bởi các nhà khoa học đã khẳng định nghẹt mũi có thể ảnh hưởng đến thính giác của trẻ, hay các chất nhày ở lâu trong mũi và cổ họng có thể dẫn đến nhiễm trùng tai hay viêm xoang ở trẻ.
Nhìn chung lý do khiến bé bị nghẹt mũi khó ngủ cũng giống như người lớn. Cụ thể, cơ thể chúng ta luôn tự động sản xuất một số hormone điều chỉnh dị ứng khác nhau, tùy thuộc vào vị trí của nó trong chu kỳ thức – ngủ. Khi bé hoàn toàn tỉnh táo, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều hormone này và khi bé gần ngủ, việc sản xuất các hormone này bắt đầu giảm xuống, khiến mũi bé dễ bị nghẹt và khó ngủ hơn.
Thêm vào đó, phản ứng của cơ thể bé với phấn hoa, lông của vật nuôi trong nhà, nấm mốc và các hạt bụi trong không khí có thể trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm. Ví dụ, các hạt bụi li ti thường tập trung trong nệm và gối, có nghĩa là bé phải xúc với chúng liên tục suốt đêm. Bởi vì điều này, các triệu chứng của bé sẽ trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm và cả khi bé thức dậy vào buổi sáng. Ngoài ra, nếu trong gia đình có nuôi thú cưng trong nhà thì cũng dễ làm kích ứng mũi của trẻ, khiến bé bị nghẹt mũi nặng hơn vào ban đêm.
>> Xem thêm:
5 mẹo ngăn ngừa bé bị nghẹt mũi khi ngủ vào ban đêm
Nếu bé bị nghẹt mũi khó ngủ không có nghĩa là cha mẹ để bé cam chịu những đêm quấy khóc, trằn trọc, không yên giấc.
Bất kể lý do bị nghẹt mũi là gì, hãy thực hiện những mẹo đơn giản dưới đây để giúp bé yêu dễ thở hơn trong đêm và mẹ cũng được ngủ ngon hơn, thư thái hơn.
Kê gối cho bé
Đặt một chiếc gối dưới đầu nệm của con hoặc tìm một cách để nâng đầu giường của bé lên, để đầu của bé được nâng lên trong khi ngủ. Như vậy bé sẽ dễ thở và ngủ ngon hơn.
Sử dụng máy phun sương
Hãy để thêm một máy phun sương mát vào phòng của bé. Tuy nhiên, mẹ nên cẩn thận để tránh thêm quá nhiều độ ẩm trong không khí, dễ làm cho các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi nảy nở, làm tệ hơn cho hệ hô hấp của bé. Máy phun sương nên được làm sạch và khử trùng mỗi ngày.
Xông hơi bằng nước nóng
Xả nước nóng để làm nóng phòng tắm trước khi cho bé đi ngủ. Đưa bé vào nhà tắm để hít thở không khí ấm và ẩm một chút sẽ giúp tăng thêm độ ẩm cho đường mũi của bé trước khi đi ngủ.
Uống nhiều nước lọc
Nếu bé của bạn đã đủ lớn để có thể uống nước lọc, hãy cho khuyến khích con uống thêm nhiều nước lọc để giúp cổ họng và mũi được lưu thông tốt hơn.
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Sử dụng nước muối nhỏ mũi hoặc dụng cụ rửa mũi chuyên dụng. Mẹ có thể tìm thấy các sản phẩm này tại các nhà thuốc và làm cho bé tại nhà. Để chắc chắn rằng sẽ thực hiện đúng cách và hiệu quả, mẹ hãy tham khảo các video hướng dẫn rửa mũi cho trẻ tại các chuyên trang sức khỏe uy tín trên internet.
Để có được một giấc ngủ say là một điều không thể thiếu cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Bằng các biện pháp giúp dứt điểm bé bị nghẹt mũi khó ngủ vào ban đêm, mẹ cũng sẽ thoải mái hơn và có nhiều sức khỏe hơn để làm việc vào ngày hôm sau. Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh và có những giấc ngủ ngon.