Thông thường khóc đêm chỉ xuất hiện ở giai đoạn bé dưới 6 tháng tuổi, nhưng một số yếu tố tác động bất thường khiến bé 2 tuổi hay giật mình khóc đêm vẫn khiến nhiều mẹ phải đau đầu!
Nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình khóc đêm
Không ít trường hợp các mẹ chia sẻ về tình trạng con giật mình khóc đêm. Mẹ Ngọc Ánh (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết “Cứ tưởng con lớn sẽ nhàn hơn (bé đã 2 tuổi), nhưng dạo gần đây bé lại khóc đêm trở lại. Cứ nửa đêm đang ngủ ngon thì giật mình sau đó khóc thét lên như người dọa. Ban đầu chỉ là giật mình xong tìm mẹ, mấy hôm nay còn thức mấy lần trong đêm. Cả nhà ai cũng mệt mỏi”
Câu chuyện rối loạn giấc ngủ như giật mình khóc đêm ở trẻ chưa bao giờ là trải nghiệm dễ chịu với các mẹ. Mặc dù rất quan tâm đến vấn đề này nhưng nhiều mẹ lại chưa hiểu rõ được nguyên nhân khiến những nỗ lực chăm sóc giấc ngủ của mẹ chưa có hiệu quả.
Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến trẻ 2 tuổi hay giật mình khóc đêm:
Trẻ thiếu chất dinh dưỡng cần thiết: đặc biệt là các vi chất như canxi, vitamin D, ma-giê, kẽm, sắt. Việc trẻ khó ngủ do thiếu vi chất không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến giấc ngủ của con không được trọn vẹn, bé hay trằn trọc, giật mình, quấy khóc đêm.

Nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình khóc đêm
Trước khi ngủ bé ăn quá no hoặc quá đói: ở 2 tháng tuổi nhu cầu dinh dưỡng qua các bữa ăn hàng ngày là rất quan trọng. Khi con đói trước khi đi ngủ sẽ mệt mỏi, dễ giật mình. Nhưng khi được ăn quá nhiều sát với giờ ngủ lại khiến con bị nặng bụng, gây ra sự khó chịu, quấy khóc và ngủ không ngon giấc.
Các yếu tố bên ngoài tác động khiến trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét như các tiếng ồn lớn xuất hiện đột ngột, nhiệt độ nóng lạnh không đủ, ánh sáng mạnh hay phòng bí khí, chật chội. Bỉm bị ướt, quần áo chăn màn kích thích gây khó chịu.
Các vấn đề về sức khỏe như rối loạn tiêu hóa, sốt do mọc răng, viêm đường hô hấp, dị ứng do côn trùng,….cũng sẽ khiến con khó chịu và dễ giật mình khóc đêm.
Tâm lý của trẻ bất an khi bắt đầu ngày tháng xa bố mẹ đi nhà trẻ, hay bắt đầu ra ngủ riêng. Nhiều trường hợp những kích thích và hưng phấn từ các hoạt động thường ngày hay sự nô đùa trước khi đi ngủ cũng sẽ vương lại làm bé 2 tuổi hay giật mình khóc đêm khi ngủ.
>> Tin liên quan: Trẻ em khóc đêm cảnh tỉnh những mối nguy hại khôn lường
Mẹ phải làm gì khi bé 2 tuổi hay giật mình khóc thét ban đêm?
Sau khi xác định được những nguyên nhân ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé, mẹ đã thành công một nửa trong việc giúp con có một giấc ngủ an toàn, tự nhiên. Dưới đây, chúng tôi xin gợi ý mẹ thêm những việc quan trọng cần làm:
Cung cấp một chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho bé
Bé 2 tuổi đã bắt đầu tiếp cận và thích nghi với những đồ ăn mới. Vì vậy bên cạnh giúp bé có những bữa ăn ngon miệng, đủ các nhóm dưỡng chất vẫn là quan trọng nhất. Đặc biệt là các vi chất có ảnh hưởng đến giấc ngủ của con. Bên cạnh đó, mẹ hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để con luôn được cung cấp đủ năng lượng cần thiết.

Cung cấp cho con một chế độ dinh dưỡng đầy đủ là rất cần thiết cho giấc ngủ của trẻ
Một môi trường tốt là rất cần thiết
Để giúp giải quyết tình trạng trẻ 2 tuổi khóc đêm, mẹ hãy “dọn dẹp” môi trường ngủ của con tốt nhất như hạn chế tối đa âm thanh, giữ ánh sáng và nhiệt độ phòng ở mức lý tưởng (thường từ 24 – 28 độ C).
Cho bé biết sự quan tâm và tình yêu thương của bố mẹ
Trẻ nhỏ trong giai đoạn này dễ hờn, dễ cảm thấy tổn thương. Vì thế, các phụ huynh hãy luôn dành tình yêu thương và sự quan tâm dành cho trẻ. Luôn lắng nghe và giải quyết nỗi sợ của con.
Kết hợp một số hoạt động khác
- Hạn chế các hoạt động trước giờ đi ngủ, nhất là hoạt động chạy nhảy và những việc làm kích thích thần kinh
- Tắm nước nóng, massage cho trẻ
- Vỗ về, âu yếm, thủ thỉ với trẻ những mẩu chuyện vặt và không quên hôn trán rồi chúc trẻ ngủ ngon
- Kể chuyện cổ tích cho trẻ nghe
- Hát ru cho trẻ hoặc bật những bản nhạc êm dịu
- Cho trẻ nghe nhạc: Những giai điệu êm ả, du dương chắc chắn sẽ giúp tinh thần trẻ được thư thái
- Giảm kích thích từ những tác động bên ngoài như: âm thanh, ánh sáng để đảm bảo trẻ có không gian ngủ yên tĩnh và nhẹ dịu
- Vệ sinh môi trường ngủ: Thường xuyên giặt giũ chăn, ga, đối, đệm, lau dọn sạch sẽ giường ngủ để giường ngủ là nơi mà trẻ cảm thấy êm ái, dễ chịu nhất.
- Đặt những đồ vật mà trẻ yêu thích trong phòng ngủ hoặc trang trí phòng ngủ theo sở thích của trẻ.
Dưỡng chất từ sữa mẹ giúp bé ngủ ngon
Đặc biệt là sữa mẹ có một loại decapeptid được thủy phân từ casein sữa tên Lactium có tác dụng rất hiệu quả trong việc làm giảm các căng thẳng, mệt mỏi, giúp thư giãn tinh thần để dễ đi vào giấc ngủ ngon.
Bổ sung dưỡng chất này vô cùng cần thiết để trẻ có giấc ngủ tự nhiên, dặc biệt khi lượng sữa mẹ sau thời gian cho con bú suy giảm. Mẹ có thể tham khảo thêm sản phẩm sokitium.
>>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh dùng Soki Tium có an toàn không?
Khi nào cần nhờ đến sự hỗ trợ của Bác sỹ?
Trong trường hợp bé khóc đêm kéo dài, các phương pháp bên trên đã áp dụng nhưng vẫn không thành công, đi cùng với khóc đêm trẻ cũng có dấu hiệu của bệnh thì mẹ nên nhờ cậy đến tự thăm khám và tư vấn của Bác sỹ.
Bé 2 tuổi ngủ hay giật mình khóc đêm không phải giống nhau ở mọi trường hợp. Vì vậy, mỗi bé sẽ thích nghi tốt hơn với một cách khác nhau. Tuy nhiên, lời khuyên dành cho mẹ là nên kết hợp các phương pháp để có hiệu quả tốt nhất. Chúc các bé yêu luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và có những đêm dài ngon giấc.