Bé 1 tháng tuổi hay vặn mình lúc ngủ khiến nhiều mẹ băn khoăn, lo lắng. Hiện tượng này là sinh lý bình thường hay tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé? Mẹ sẽ có câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây!
Bé 1 tháng tuổi hay vặn mình có phải là hiện tượng sinh lý bình thường?
Trẻ sơ sinh trong vòng 1 tháng đầu tiên bắt đầu làm quen và phải thích nghi dần với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Trẻ cất tiếng khóc chào đời kích hoạt phổi làm việc, hệ tuần hoàn cũng thay thế rau thai mẹ. Hệ tiêu hóa được vận hành từ khi trẻ bú mẹ, các cơ quan khác cũng dần được khởi động. Tuy nhiên, cơ thể trẻ vẫn còn non yếu và chức năng của các cơ quan vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Ngủ là hoạt động chiếm hầu hết thời gian cả ban ngày lẫn ban đêm của trẻ do hệ thần kinh bị ức chế.

Trường hợp bé vẫn phát triển bình thường, ăn tốt tăng cân tốt thì không có gì đánh lo đâu mẹ nhé
Trong lúc ngủ, Trẻ thường vặn mình, đôi khi đi kèm với ọc sữa có khi gồng mình đến đỏ mặt trong vài phút rồi tự biến mất. Trẻ sẽ thức dậy sau 2-3 tiếng chứ không ngủ liên tục. Đây là biểu hiện hoàn toàn bình thường của trẻ sơ sinh. Nếu trẻ vẫn ăn ngủ tốt và cân nặng tăng đều thì cha mẹ không cần phải quá lo lắng. Trẻ lớn dần sẽ không còn hiện tượng vặn mình nữa.
Không chỉ riêng vặn mình, các dấu hiệu thường gặp khác ở trẻ sơ sinh còn có vàng da, bong da sinh lý, rụng rốn, thân nhiệt không ổn định, có phân su,…
>> Xem thêm:
Khi nào mẹ cần lưu tâm đến tình trạng bé 1 tháng tuổi hay vặn mình?
Trẻ vặn mình khiến cha mẹ hiểu nhầm rằng con đang giao tiếp vì chưa nói được nên biểu hiện qua hành động. Tuy nhiên, thực tế thì trẻ thường giao tiếp thông qua những biểu hiện khua tay, khua chân, ánh mắt nhìn theo, hoặc miệng ê a… Bé 1 tháng tuổi hay vặn mình đôi khi tiềm ẩn những nguy cơ mà cha mẹ cần phải theo dõi cẩn thận hơn, chẳng hạn như:
- Trẻ bị trớ: Trẻ vặn mình và trớ rất có thể là do trào ngược dạ dày. Việc axit dạ dày bị đẩy lên khiến trẻ khó chịu, không yên và quấy khóc nhiều hơn.
- Trẻ đang khó chịu trong người: Nhiều bé khó chịu trong người nhưng không khóc mà vặn mình liên tục, cau có, bỏ ăn… Khi bé có những biểu hiện như vậy mẹ cần chú ý xem bé đang gặp vấn đề ở đâu.Có thể là bỉm ướt hay là bụng bé bị đau,…
- Mệt mỏi: Trẻ vặn mình nhiều có thể do bé mệt mỏi vì thức quá lâu, ngủ ít, ngủ không được sâu giấc khiến bé căng thẳng. Bố mẹ chú ý cho bé ngủ đủ giấc, tránh xa tiếng ồn và cho bé ngủ ở nơi yên tĩnh, thoáng và thoải mái.
- Trẻ thiếu canxi, vitamin D: Nếu bé chưa được uống bổ sung vitamin D, không được tắm nắng thường xuyên rất dễ bị thiếu canxi. Tình trạng thiếu canxi ở trẻ cũng gây nên việc bé vặn mình quấy khóc đêm liên tục, trẻ sơ sinh ít ngủ, chậm mọc răng, còi xương, ra nhiều mồ hôi khi ngủ và rụng tóc hình vành khăn.
Mẹ có bé 1 tháng tuổi hay vặn mình và quấy khóc đêm không dứt cần có biện pháp cải thiện sớm để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.
Giải pháp hiệu quả cho bé 1 tháng hay vặn mình
Trẻ thường xuyên vặn mình, ngủ không sâu giấc sẽ dễ bị tỉnh ngủ. Giấc ngủ của bé khó được đảm bảo về lượng và chất. Do đó, mẹ không nên chủ quan với tình trạng vặn mình của bé. Có nhiều cách giúp bé ngủ ngon và ít vặn mình mẹ có thể áp dụng. Dưới đây là một số cách đem lại hiệu quả đáng kể:
1. Làm dịu trẻ, giúp trẻ ngon giấc
- Nếu bé khó ngủ, ngủ không ngon, không sâu giấc, hay giật mình, vặn mình khi ngủ thì hãy nhẹ nhàng chuyển bé vào phòng ngủ yên tĩnh hơn. Mẹ có thể vuốt ve, mát xa, ôm bé vào lòng, hát ru sẽ giúp bé thấy dễ chịu hơn.
- Nếu trẻ hay nôn trớ, ọc sữa thì mẹ cần thay đổi cách cho bé bú, không đặt bé nằm ngủ ngay sau khi bú.

Cha mẹ nên tạo cảm giác thoải mái và thư thái nhất để con dễ dàng đi vào giấc ngủ ngon hơn
2. Thay đổi thói quen chăm sóc trẻ
- Kiểm tra lại xem bé mặc quần áo có nóng không, vải có gây ngứa ngáy hay bé mặc quần áo có rộng rãi, thoải mái không.
- Mẹ cũng cần xem ga hoặc nệm có nóng không, có sạch sẽ, bề mặt có bằng phẳng không. Và mẹ cũng cần đảm bảo giấc ngủ cho bé được khô thoáng bằng cách kiểm tra tã của bé thường xuyên.
3. Tắm nắng cho trẻ hợp lý
Trẻ sơ sinh hay vặn mình có thể do thiếu vitamin D, trong khi nhiều gia đình còn kiêng khem cho con tránh gió, tránh nắng dẫn đến thiếu vitamin D và không hấp thụ được canxi. Mẹ hãy cho bé tắm nắng mỗi ngày vào trước 9 giờ sáng hoặc sau 5 giờ chiều để bổ sung vitamin D cho bé. Mẹ cũng phải tăng cường thức ăn giàu canxi (cua, tôm, sữa, các loại đậu, trứng) và vitamin D (cá hồi, cá ngừ, cá thu…) và có thể uống thêm các sản phẩm sữa bổ sung canxi để cung cấp đủ dinh dưỡng cho con bú
Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo cho bé sử dụng SokiTium – giải pháp mang tính đột phá trong lĩnh vực nghiên cứu các sản phẩm chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Facebook: https://www.facebook.com/SOKITIUM.PHARVINA
- Hotline: 0345533555 – 18009258 (MIỄN PHÍ CƯỚC GỌI)