Trẻ sơ sinh vặn mình khi đi ngoài có thể là dấu hiệu của một vấn đề bất ổn nào đó liên quan tới sức khỏe hệ tiêu hóa. Mẹ hãy cùng Soki Tium tìm hiểu ngay “4 dấu hiệu” cảnh báo nguy hiểm dưới đây!
Những vấn đề về tiêu hóa khi bé sơ sinh hay vặn mình
Theo Tiến sĩ Jonathan Evans, một chuyên gia tại Phòng khám Nhi ION Well ở Úc, thông thường, các vấn đề mà trẻ gặp phải khi vặn mình thường xuyên là không quá nghiêm trọng và cha mẹ có thể tìm cách giải quyết được. Điều quan trọng là bạn không nên bỏ qua các dấu hiệu khi bé đang biểu hiện sự khó chịu qua tiếng khóc kéo dài trên một vài phút kết hợp với những cái vặn mình.
Khi người lớn gặp vấn đề về tiêu hóa, chúng ta gập bụng, ôm bụng, oằn mình khó chịu. Với các bé cũng vậy, khi bé vặn mình và cơ thể căng ra tức là bé đang cố gắng giúp ruột và dạ dày làm việc để tiêu hóa thức ăn và đẩy khí trong ruột ra ngoài. Nếu không được giải quyết, trẻ sơ sinh vặn mình khi đi ngoài có thể dẫn đến nhiều phản ứng quấy khóc, thậm chí khóc dữ dội và ảnh hưởng đến giấc ngủ như khó ngủ, mất ngủ. Tình trạng này diễn ra lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của con.

Bé ngủ hay giật mình có thể là do vấn đề tiếu hóa
Cũng theo Tiến sĩ Evans, có 4 dấu hiệu trẻ sơ sinh vặn mình khi đi ngoài chứng tỏ bé đang có vấn đề về tiêu hóa. Hãy quan sát và xem ý nghĩa của chúng:
1. Bé vặn mình và “càu nhàu”
Nếu trẻ sơ sinh vặn mình và thể hiện sự khó chịu qua những âm thanh rên khẽ kéo dài thì gần như bé đang có một vấn đề về tiêu hóa. Thông thường, bé sẽ nắm tay siết chặt và sau đó co đầu gối lên ngực. Điều này chứng tỏ bé đang bị đầy hơi và làm động tác đó để thoát hơi ra ngoài. Nếu hơi không được thoát ra ngoài, bé sẽ rên rỉ, khóc và gặp phải các tình huống ở phía dưới.
2. Bé vặn mình và cong người
Điều này thể hiện bé đang rất khó chịu vì gặp vấn đề về tiêu hóa thức ăn. Động tác vặn mình rồi cong duỗi người chứng tỏ bé muốn “giải phóng” hết chỗ thức ăn đã tiêu hóa trong đường ruột ra ngoài. Thông thường, việc giúp bé uốn cong người hơn nữa đúng cách sẽ hỗ trợ bé đạt được mục đích và dễ chịu hơn.
3. Bé rên rỉ sau khi vặn mình
Điều này nghĩa là sau khi bé ngưng vặn mình thì vẫn tiếp tục thể hiện sự khó chịu qua âm thanh nhưng không phải là tiếng càu nhàu hay khóc lóc quá to. Lúc này, bé muốn thông báo cho bố mẹ biết là bé đang gặp một triệu chứng đau nhẹ ở đường tiêu hóa.
4. Bé vặn mình và khóc dữ dội
Khi bé vặn mình kèm theo triệu chứng khóc to, la hét dữ dội và cong người đột ngột, bé có thể đang gặp phải vấn đề trào ngược dạ dày và đau bụng rõ rệt. Lúc này, mẹ cần xử lý đúng cách nếu bé nôn trớ sau đó đưa tới bác sĩ để khám và điều trị.
Về cơ bản, tất cả các dấu hiệu ở trên có thể trộn lẫn với nhau và khiến bố mẹ khó có thể phân biệt được bé đang gặp phải vấn đề gì. Chính vì vậy, khi có các dấu hiệu trẻ sơ sinh vặn mình khó ngủ, mẹ hãy liên hệ với dược sĩ của sokitium.com để được tư vấn cụ thể nhé.
>>> Xem thêm:
Trẻ sơ sinh vặn mình khi đi ngoài có là dấu hiệu bình thường?
Như ở trên, Soki Tium đã cho các mẹ biết những vấn đề về tiêu hóa mà trẻ có thể gặp phải khi có dấu hiệu vặn mình. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng, thông thường, các vấn đề mà trẻ gặp phải thường không quá nghiêm trọng. Việc trẻ sơ sinh quấy khóc ban đêm hoặc vặn mình khó chịu một chút thường sẽ an toàn hơn là khi bé có biểu hiện mệt mỏi, thờ ơ, im lặng không muốn làm gì. Đó mới là điều nguy hiểm thực sự!
Quay trở lại vấn đề em bé sơ sinh hay vặn mình, điều này thường xuất hiện trong những tháng ngày đầu tiên của cuộc đời. Đối với những người lần đầu làm bố mẹ, mọi cử động của bé đầu rất lạ lẫm, khiến bố mẹ vừa tò mò thích thú, vừa lo lắng, không biết rằng đó có phải là biểu hiện bình thường hay không.
Khi em bé mới ra đời, các cơ bắp và bộ phận của bé có sự gắn kết rất chặt chẽ. Một hoạt động của bộ phận nào đó có thể sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể bé. Trẻ sơ sinh vặn mình khi đi ngoài không phải là ngoại lệ, thậm chí cả khi bé xì hơi, ợ hơi, … cả cơ thể bé đều rướn lên, thậm chí vặn vẹo về một hướng.

Vặn mình là biểu hiện rất bình thường ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên nếu để ảnh hưởng đến giấc ngủ lâu dài có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển của bé
Thông thường, bé sẽ vặn mình, rướn mình sau một giấc ngủ dài. Việc làm này sẽ giúp tất cả các cơ và khớp của bé hoạt động, đồng thời cũng giúp bé hít thở được một lượng khí lớn, giúp thúc đẩy sự phát triển của phổi, đôi khi cũng có thể giúp bé xì hơi để dễ chịu hơn. Chính vì thế, với trẻ sơ sinh nếu không có hiện tượng vặn mình, vươn vai đôi khi lại báo hiệu sự nguy hiểm trong phát triển.
Rất dễ để bố mẹ nhận thấy dấu hiệu bình thường trong những cái vặn mình của trẻ nếu chú ý quan sát. Có 2 hướng dẫn để bố mẹ có thể tham khảo như sau:
- Một là, bé có biểu cảm thoải mái, dễ chịu, tươi vui hơn sau khi vặn mình.
- Hai là, nếu bé cảm thấy không vui và khóc sau khi vặn mình thì cũng chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Vì vậy, bé nhà bạn có thể thường xuyên vặn mình, tuy nhiên đó là điều hoàn toàn tốt nếu bé thấy hạnh phúc, thậm chí là “càu nhàu”, khó chịu một chút, miễn là trạng thái đó qua nhanh.
Vặn mình ở trẻ sơ sinh là vấn đề bình thường, tuy nhiên một số yếu tố từ bên ngoài cũng có thể tác động làm kích hoạt phản ứng này của trẻ. Ví dụ như nhiệt độ phòng nóng lạnh quá mức, côn trùng đốt, ngứa dị ứng, bỉm tã bị ướt gây khó chịu hay âm thanh lớn xuất hiện đột ngột.
Trải nghiệm soki tium để con không còn vặn mình
Như các chuyên gia đã đưa ra nhận định, thông thường tình trạng trẻ sơ sinh vặn mình là không đáng lo ngại. Một số liên quan đến vấn đề về tiêu hóa cha mẹ có thể nhận biết và tìm cách khắc phục hoặc đưa con tới cơ sở y tế chuyên khoa uy tín.
Ngoài ra, tình trạng bé sơ sinh hay vặn mình nhất là khi ngủ khiến trẻ thức giấc và quấy khóc ban đêm lại có thể ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của gia đình. Hơn thế nữa, việc bé sơ sinh ngủ hay vặn mình, ngủ không được tròn giấc, thức đêm quấy khóc liên tục sẽ khiến bé không có được sự phát triển tốt nhất về thể chất và trí tuệ. Nhận thức được vấn đề này, nhiều bậc cha mẹ tìm mọi cách để giúp con có được giấc ngủ ngon, không bị vặn mình thức dậy quấy khóc nhưng vẫn loay hoay chưa tìm được lời giải.
Hiểu được những mong muốn này của cha mẹ, các nhà khoa học đã không ngừng nỗ lực nghiên cứu, tìm tòi và cuối cùng, họ phát hiện ra trong sữa mẹ có các chất giúp bé thư giãn tinh thần, ngủ ngon sâu giấc, hết tình trạng bé sơ sinh vặn mình khó ngủ. Cũng chính từ phát hiện đó, họ đã nghiên cứu được một loại decapeptid thủy phân từ casein sữa là Lactium tác động nuôi dưỡng hệ thần kinh, giúp tái tạo tế bào thần kinh, tăng thư giãn, sức sống của não bộ, làm dịu những căng thẳng và mang đến giấc ngủ sinh lý, tự nhiên, trọn vẹn.
Hiện nay, tại Việt Nam, Lactium kết hợp với Colostrum đã được ứng dụng để bào chế ra sản phẩm SokiTium giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon, sâu giấc, hết vặn mình quấy khóc ban đêm. Trong đó, Colostrum là lớp sữa non đầu tiên giàu dinh dưỡng và các kháng thể tự nhiên, giúp bé tăng sức đề kháng và phát triển toàn diện.