Đối với trẻ nhỏ, mọi biểu hiện khác lạ so với người lớn có thể là bất thường nhưng cũng có thể là điều bình thường. Thế nhưng rất nhiều mẹ lo lắng thái quá và sử dụng nhiều cách thức “chữa trị” cho con, dẫn đến nhiều tác hại với trẻ. Sau đây là những sai lầm chăm sóc bé hay vặn mình mà nhiều mẹ chưa có kiến thức mắc phải.
1. Dùng phương pháp dân gian cho bé hay vặn mình
Nhiều bà mẹ mách nhau rằng bé hay vặn mình có thể “chữa trị” bằng cách tẩy “lông đẹn” – lớp lông măng (lông tơ) bảo vệ làn da non nớt của trẻ nhỏ bằng trứng trộn và nước cốt chanh. Quan niệm việc này sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn, không quấy khóc đêm nên sẽ không còn vặn mình nữa. Đã có rất nhiều mẹ nghe và tẩy “lông đẹn” cho con.

Chăm sóc bé vặn mình bằng việc tảy lông đẹn là cách truyền miệng, không có cơ sở khoa học và có thể gây ảnh hưởng đến trẻ
Tuy nhiên, theo GS.TS. Bác sĩ Phạm Nhật An – nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, việc tẩy lông đẹn cho trẻ chỉ là phương pháp dân gian và không có bất kỳ cơ sở thực tiễn nào về mặt khoa học. Khi bé lớn dần lên khoảng vài tháng, lớp lông tơ bảo vệ da sẽ tự rụng dần rồi hết.
Với làn da non và nhạy cảm của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nếu mẹ dùng lòng trắng trứng trộn và nước cốt chanh để tẩy lông cho con sẽ dễ gây kích ứng da, dẫn đến tình trạng da bị tấy đỏ, viêm nhiễm. Ngoài ra, con có thể mắc cúm gia cầm bởi sự tiếp xúc kém vệ sinh này.
2. Để bé hay vặn mình tự khỏi
Dù vặn mình là hiện tượng sinh lý ở trẻ sơ sinh, mẹ cũng không nên chủ quan bởi có thể bé hay vặn mình bất thường là một trong các dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe.
Trẻ sơ sinh hay vặn mình dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ hoặc đã hơn 4 tháng tuổi nhưng vẫn còn vặn mình rất nhiều có thể là do thiếu một số vi chất như canxi, kẽm. Các vi chất này đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là với giấc ngủ của trẻ. Trẻ thiếu canxi thường có dấu hiệu vặn mình rất nhiều, kèm theo chán ăn, quấy khóc đêm khó ngủ, ra mồ hôi trộm, rụng tóc, chậm tăng cân,…

Trẻ hay vặn mình khóc đêm cần xem xét nguyên nhân rõ ràng
Biện pháp tốt nhất cho trẻ sơ sinh hay vặn mình lúc này là sớm đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa, mẹ sẽ nhận được hướng điều trị phù hợp nhất với tình trạng thiếu chất và giấc ngủ của bé bị ảnh hưởng. Tránh tình trạng để bé thiếu chất kéo dài gây nên những biến chứng xấu, làm trẻ chậm phát triển chiều cao, suy dinh dưỡng, chậm mọc răng, thậm chí quấy khóc dài ngày dẫn đến rối loạn giấc ngủ.
>> Xem thêm:
- Trẻ sơ sinh hay vặn mình, mối nguy hiểm mẹ có biết
- 4 “cảnh báo” về tiêu hóa khi bé sơ sinh hay vặn mình
3. Sai lầm lớn: tự ý dùng thuốc hay sản phẩm bổ sung cho bé
Nhiều mẹ cho rằng khi bé có biểu hiện vặn mình, đổ mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn,… là có khả năng cao bị thiếu vitamin D và canxi. Do đó, mẹ đã tự mua những sản phẩm bổ sung vitamin D cho con.
Một điều sai lầm của mẹ ở đây là không thể chắc chắn con có thiếu canxi, vitamin D khi chưa có một sự thăm khám nào từ bác sĩ, chuyên viên y tế để có cơ sở bổ sung vitamin D. Tuy tác dụng của vitamin D với sự phát triển của trẻ là rất quan trọng, thế nhưng nếu mẹ cho con dùng quá liều sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Điều này một mặt không có tác dụng cải thiện tình trạng trẻ quấy khóc, hay vặn mình, một mặt sẽ gây ngộ độc vitamin D với những biểu hiện buồn nôn, chán ăn, đau bụng, táo bón, cơ thể mệt mỏi, khát nước, đi tiểu nhiều lần, đau cơ khớp, nghiêm trọng hơn là các tổn thương vùng tim, mạch máu, thận,…

Mẹ không nên tự ý bổ sung vitamin D hay canxi khi chưa có chỉ định rõ ràng từ bác sỹ
Trong trường hợp này, cách đơn giản nhất là mẹ để ý tới cảm xúc và biểu hiện của trẻ. Đôi lúc bé vặn mình để cơ thể đỡ mỏi vì phải nằm lâu, bé hiếu động sẽ vặn vẹo nhiều để khám phá thế giới xung quanh. Bé vặn mình trong khi ngủ có thể bởi có điều gì đó làm bé khó chịu như bé bị nóng, bỉm ướt, do tiếng ồn khiến bé ngủ không ngon,… Chỉ cần giải quyết hết những điều này, bé vặn mình sẽ không phải vấn đề đáng ngại khiến mẹ quá bận tâm lo lắng.
Bởi những tác hại khôn lường với sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, mẹ hãy cải thiện tình trạng bé hay vặn mình theo cách thức thông thái nhất nhé!
Mẹ có thể làm gì để chăm sóc bé hay vặn mình?
- Trong trường hợp bé vặn mình đi kèm với những biểu hiện bệnh lý nghiêm trọng như sốt, nôn, đau bụng,…thì mẹ hãy nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để có những chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Nếu vặn mình ở trẻ sơ sinh khiến cho trẻ gặp các vấn đề về rối loạn giấc ngủ dẫn đến ngủ không sâu giấc mẹ có thể cho bé sử dụng sản phẩm Soki Tium. Đây là sản phẩm có sự kết hợp giữa những dưỡng chất từ sữa là Lactim và Colostrum, giúp cho bé có giấc ngủ sinh lý tự nhiên, không gây tác dụng phụ về sau này.
Nếu trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ gặp vấn đề rắc rối về giấc ngủ như: trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay vặn mình, giật mình thức giấc, quấy khóc đêm, rối loạn giấc ngủ,… Mẹ có thể để lại thông tin liên hệ tại đây để nhận được sự tư vấn và giải pháp hỗ trợ phù hợp cho từng tình trạng giấc ngủ!