Mẹ nuôi con nhỏ gặp biết bao vấn đề nhưng vất vả nhất, ám ảnh nhất là khi trẻ khóc đêm dai dẳng. Nhiều mẹ tìm đủ cách dỗ dành con nhưng không hiệu quả, cũng không biết trẻ khóc đêm là vì đâu để mà tìm cách khắc phục. Nếu mẹ vẫn đang loay hoay trong tình cảnh này thì đừng chần chừ gì nữa, thông tin dưới đây là dành cho mẹ!
Nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm mẹ không thể bỏ qua
Trẻ nhỏ thường khóc có thể vì muôn vàn lý do hoặc đôi khi chẳng vì lý do gì cũng khóc, thật khó có thể hiểu được. Chính điều này khiến cha mẹ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình chăm sóc con. Tuy nhiên, khi trẻ chưa thể nói thì tiếng khóc thường là một cách gửi thông điệp của trẻ đến cha mẹ. Nhưng làm sao để biết trẻ khó ngủ quấy khóc đêm là muốn cha mẹ hiểu điều gì? Có 3 lý do chính khiến trẻ khóc mãi không thôi vào buổi đêm mà mẹ nên biết:
1. Trẻ cảm thấy stress, bất an
Có thể các mẹ sẽ cảm thấy vô cùng ngạc nhiên khi nhắc đến “stress” với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, có rất nhiều lý do khiến trẻ bị khủng hoảng, bực bội dẫn đến quấy khóc, “khó ở” đặc biệt về đêm. Chẳng hạn như:
- Khi được 5 tuần, các giác quan của bé có sự chuyển biến rõ rệt. trẻ cảm nhận nhiều hơn về hình ảnh, âm thanh xung quanh mình. Việc bắt đầu khám phá và làm quen với thế giới cũng khiến tâm trạng bé bất ổn, dễ cáu gắt và khó đi vào giấc ngủ hơn.
- Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, việc cha mẹ liên tục ép uổng khiến bữa ăn trở thành nỗi khiếp sợ của bé. Thậm chí có thể ám ảnh trong những giấc mơ của bé.
- Khi trẻ cai sữa, lúc này mẹ có thể cảm thấy rõ rệt sự hụt hẫng đến bực bội, cáu gắt của trẻ vì thiếu sữa.
Những yếu tố này trở thành gánh nặng cho hệ thần kinh non nớt của trẻ. Khiến trẻ bị căng thẳng thần kinh, kết quả là trẻ quấy khóc dai dẳng, nhiều nhất về ban đêm.

Vòng xoáy bệnh lý khiến bé khóc đêm dai dẳng
2. Trẻ mắc các vấn đề về sức khỏe
Bên cạnh yếu tố căng thẳng, stress thì việc trẻ không được khỏe, bức bí trong người cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ quấy khóc đêm liên tục không dứt.
- Bệnh lý hô hấp: Những vấn đề bé có thể gặp phải như ho, khò khè, khó thở, ngạt mũi,… có thể gây khó thở, đau họng. Do đó, trẻ rất mệt mỏi và thường quấy khóc đêm.
- Bệnh lý đường tiêu hóa: Bé bị đầy hơi, đau bụng… thường sẽ khóc rất nhiều. Sau khi ăn no, trẻ cũng có thể quấy khóc vì hệ tiêu quá làm việc kém hiệu quả gây khó chịu, đầy, tức bụng.
- Thiếu dinh dưỡng: Các dưỡng chất không chỉ là tiền đề cho sự phát triển của trẻ mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ canxi thì việc dẫn truyền thần kinh của trẻ bị hạn chế. Khi đó, trẻ sẽ ngủ không sâu giấc, hay giật mình tỉnh dậy quấy khóc và có kèm một số triệu chứng: đổ mồ hôi trộm, rụng tóc vùng gáy,…
3. Các yếu tố khác
- Bé bị đói: Khi quá đói bé có thể thông báo cho cha mẹ biết bằng cách quấy khóc. Tuy nhiên, khi cho bé ăn có thể bé sẽ không nín ngay, mà vẫn tiếp tục hờn dỗi. Với trường hợp này cha mẹ không cần quá lo lắng.
- Tã bỉm bị ướt: Dù còn nhỏ nhưng các bé cũng thích sự sạch sẽ, thoáng mát. Nếu giữa đêm mà bé tỉnh giấc quấy khóc thì rất có khả năng đây là dấu hiệu tã bỉm của bé đã bị ẩm ướt gây khó chịu, ngứa ngáy.
- Trẻ hoạt động quá mức vào ban ngày: nhiều cha mẹ nghĩ rằng, cho con chơi thật nhiều vào ban ngày để đến tối con mệt sẽ tự động ngủ say, không quấy khóc. Nhưng đó là một sai lầm, bởi hệ thần kinh trẻ chưa phát triển hoàn thiện, việc quá phấn khích vào ban ngày có thể khiến trẻ bị giật mình hoặc nằm mơ, quấy khóc về đêm.
Tình trạng khóc đêm kéo dài có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng
Các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng, trong thời gian ngủ, hormone tăng trưởng tiết ra gấp 4 lần so với khi thức. Điều này vô cùng quan trọng đối với sự phát triển cân nặng, chiều cao cũng như trí não của trẻ. Với những trẻ dưới 3 tuổi, giấc ngủ chiếm vai trò quyết định đến khả năng nhận thức, học hỏi của bé.

Trẻ khóc đêm dài ngày ảnh hưởng đến sức khỏe và trí tuệ
Làm thế nào khi trẻ khóc đêm dai dẳng?
Để hạn chế tình trạng trẻ khóc đêm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, mẹ nên áp dụng một số biện pháp dưới đây:
- Mẹ cần quan tâm và tìm hiểu kỹ nguyên nhân trẻ quấy khóc, khó ngủ về đêm để có cách xử trí phù hợp.
- Mặc loại bỉm ban đêm cho bé: Hiện nay đã có nhiều loại bỉm siêu thấm hút bổ sung thêm một lớp kem nhằm bảo vệ da cho bé. Mẹ có thể thử cho bé dùng loại bỉm này để bé thoải mái hơn, ngon giấc hơn.
- Mát–xa: mẹ có thể dùng một lượng nhỏ tinh dầu nhẹ nhàng mát xa cho bé trước khi ngủ 15 phút. Việc này, vừa giúp bé giảm căng thẳng vừa giúp bé cảm nhận được sự yêu thương, vỗ về của mẹ giúp bé dễ ngủ, ngủ ngon, sâu giấc, bớt quấy khóc về đêm.

Mát–xa nhẹ nhàng giúp bé thư giãn ngủ ngon, sâu giấc
- Không để trẻ ăn quá no trước khi đi ngủ, tránh hiện tượng trào ngược. Đồng thời, mẹ vẫn phải đảm bảo rằng trẻ không bị đói khiến bé nôn nao khó ngủ.
- Cha mẹ nên hạn chế tối đa những cảm xúc tiêu cực với trẻ. Luôn giúp trẻ cảm thấy thư giãn, thoải mái nhất trước khi đi vào giấc ngủ. Tránh những hoạt động nô đùa kích động hay những nơi ồn ào đặc biệt là vào cuối ngày.
- Việc trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường về sức khỏe cần được tới bệnh viện để được chẩn đoán sớm và thực hiện điều trị kịp thời, tránh bệnh chuyển nặng.
- Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý sẽ giúp trẻ khỏe mạnh và có chất lượng giấc ngủ tốt.
- Một cách an toàn và hữu hiệu khác của rất nhiều mẹ là sử dụng lactium – Dưỡng chất từ sữa có tác dụng nuôi dưỡng, thư giãn não bộ, giảm căng thẳng, mang lại giấc ngủ sinh lý tự nhiên, cho bé dễ dàng đi vào giấc ngủ, cải thiện tình trạng quấy khóc đêm.
Tại Việt Nam, sản phẩm chứa Lactium đi đầu trong lĩnh vực hỗ trợ giấc ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là SokiTium. Đây là sản phẩm đột phá từ công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp, được hàng triệu bà mẹ bỉm sữa tin dùng nhờ mang lại sự an toàn và hiệu quả. Bé sẽ không còn quấy khóc và có giấc ngủ ngon nhờ tác động của cơ chế “Dưỡng thư”:
Tác động 1: Nuôi dưỡng tinh thần
Soki- Tium chứa Lactium – đạm sữa thủy phân và Colostrum – sữa non của mẹ trong 72h đầu sau sinh giàu đạm, vitamin A, các kháng thể giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ.
Theo thời gian, hai hoạt chất này trong sữa mẹ dần suy giảm và mất đi khiến trẻ chưa kịp cân bằng, thích nghi với môi trường sống bên ngoài bụng mẹ. Từ đó dẫn đến tình trạng stress, trẻ quấy khóc và luôn cần sự ôm ấp của mẹ. Vì vậy, Soki-Tium cung cấp Lactium và Colostrum để trẻ bù đắp sự thiếu hụt Lactium và Colostrum trong sữa mẹ. Bé sẽ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khủng hoảng đầu đời và giảm quấy khóc đêm.

Soki-Tium là sản phẩm an toàn, hiệu quả cho trẻ khóc đêm, ngủ không sâu giấc
Tác động 2: Thư giãn cơ thể
Trẻ được cung cấp đầy đủ Lactium và hàm lượng sữa non bổ sung giống như trẻ đang được bú mẹ. Điều này khiến cơ thể trẻ được thả lỏng, thoải mái nhờ cảm nhận được tình yêu từ dòng sữa mẹ và dễ dàng đi vào giấc ngủ một cách sinh lý tự nhiên nhất.
Do đó sử dụng Soki-Tium cũng cần tuân theo cữ bú của từng trẻ. Dưới sự hỗ trợ tư vấn trực tiếp của các dược sĩ, mẹ có thể sử dụng đúng cách và phù hợp nhất cho trường hợp của con.

Các tổ chức uy tín công nhận nguyên liệu của Soki Tium về sự an toàn và hiệu quả
Cơ chế tác động của Soki-Tium chính là cơ chế giúp bé ngủ ngon sau khi bú mẹ. Với thành phần 100% từ sữa được Bộ Y tế cấp phép và chứng nhận tuyệt đối an toàn qua thực tế sử dụng, trên cả đối tượng phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh. Vì đã có Soki-Tium cho con hết quấy khóc và ngủ ngon tròn giấc, mẹ có thể quẳng gánh lo và thôi vất vả với công cuộc trẻ khóc đêm không dứt.
Khi có bất kỳ vấn đề nào về giấc ngủ của trẻ nhỏ: quấy khóc, ngủ sai giờ, ngủ không sâu giấc liên tục, bạn hãy: liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn giải pháp phù hợp.
- Facebook: https://www.facebook.com/SOKITIUM.PHARVINA
- Hotline: 0901 700 055
Có thể mẹ quan tâm:
- Trẻ khóc đêm liên tục – Cảnh báo mối nguy hiểm cho trẻ mà mẹ không biết!
- Trẻ 1 đến 4 tháng tuổi quấy khóc đêm là dấu hiệu của bệnh lý gì?
- Trẻ vặn mình khi ngủ: Bình thường hay bất thường