Trẻ sơ sinh ngủ không sâu có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân. Có thể vì điều kiện ngủ của trẻ không phù hợp, hoặc do trẻ bị mắc phải một số bệnh lý khiến trẻ lười bú, hay quấy đêm, chậm tăng cân,… Dưới đây là những nguyên nhân và cách xử lý phù hợp có được giấc ngủ dài hơn nhé.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ ngắn giấc không sâu
Khi con ngủ ngắn giấc không sâu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khả năng phát triển thể chất lẫn trí não của trẻ. Ngủ ngắn giấc cũng được coi là một biểu hiện của việc ngủ ít, liên quan đến bệnh rối loạn giấc ngủ. Thường sẽ khiến bé chậm lớn hơn những trẻ đồng trang lứa và gây vất vả cho bố mẹ trong việc chăm sóc. Nguyên nhân có thể là do:
- Tinh thần không ổn định, bị kích động bởi một tác nhân nào đó
- Bé bị thiếu hụt một dưỡng chất nào đó như canxi, vitamin cần thiết cho giấc ngủ
- Điều kiện phòng ngủ không phù hợp: ánh sáng, tiếng động, nhiệt độ, độ ẩm,…
- Khẩu phần ăn và cách cho ăn của mẹ trước khi ngủ chưa tốt khiến trẻ quá no hoặc đang đói
- Lịch đi ngủ không khoa học và hợp lý, ép ngủ không đúng lúc, sai nhịp sinh học
- Do sức khỏe không ổn định. Cơ thể mệt mỏi, khó chịu bởi một số bệnh lý thường gặp.
Khi mẹ tìm ra được nguyên nhân thì sẽ có cách xử lý nhanh chóng và dễ dàng, giúp giấc ngủ của bé trở nên ổn định.
>>Xem thêm:
- Trẻ sơ sinh ngủ nhiều ít khóc có phải là bất thường?
- Mẹ thắc mắc: Trẻ ngủ trưa ít hay nhiều mới là tốt?
Giải pháp giúp trẻ sơ sinh ngủ dài giấc hơn
Để bé có những giấc trọn vẹn mỗi ngày nhất là vào bạn đêm và một cơ thể phát triển khỏe mạnh thì cần phải có những giải pháp phù hợp nhất. Đồng thời cũng để bố mẹ tìm lại được những đêm ngon giấc không bị con làm phiền.
Không để trẻ bị kích động
Bố mẹ có những hành động quát mắng, dọa nạt bé vào ban ngày khiến tâm lý bé bị ảnh hưởng, lo lắng và sợ hãi. Khi tâm lý không được ổn định và tâm trí bị ‘ám ảnh’ bởi những điều khiến bé sợ hãi thì bé dễ bị giật mình khi ngủ và quấy khóc, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Hạn chế để trẻ vui đùa quá nhiều trước giờ đi ngủ. Không quát mắng, dọa nạt, cố gắng tạo tâm lý vui vẻ, thoải mái để trẻ có một giấc ngủ ngon.
Bổ sung thêm canxi
Không ít trường hợp trẻ trằn trọc, khó ngủ, hay vặn mình, trẻ quấy khóc ban đêm là do bị thiếu viatmin D và canxi. Tình trạng thiếu canxi cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh còi xương suy dinh dưỡng, chậm lớn của trẻ và khả năng tiếp thu, tư duy sáng tạo.
Khi mẹ mang thai không bổ sung canxi đầy đủ; thực đơn ăn uống của mẹ nghèo canxi và vitamin D; trẻ sau sinh không được bổ sung canxi và vitamin D dẫn đến việc thiếu hụt canxi nghiêm trọng.
Nên cho bé tắm nắng thường xuyên; thực đơn ăn uống đa dạng, đầy đủ các nhóm chất, đặc biệt là canxi và vitamin D.
Tạo điều kiện tốt nhất
Có nhiều yếu tố trong phòng ngủ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, không thoải mái khi đi ngủ, ngủ ngắn không sâu giấc như: phòng ngủ thay đổi liên tục, nhiệt độ phòng quá lạnh hoặc quá nóng, ánh sáng mạnh, nhiều tiếng ồn, quần áo chật chội, tã ướt,…
Nên có một không gian ngủ thoáng mát, sạch sẽ; quấn chăn quanh người khi bé ngủ để bé cảm thấy an toàn.
Cho trẻ ăn trước khi ngủ
Khi ăn quá đói trước khi đi ngủ trẻ sẽ không thể ngủ sâu, khó chịu và chắc chắn sẽ tỉnh dậy đòi bú. Còn khi ăn no quá cũng sẽ khiến trẻ đầy hơi, khó tiêu, bị trào ngược thực quản,…
Không để trẻ bú quá no trước khi đi ngủ, chỉ nên để bé bú một lượng vừa phải trước khi đi ngủ.
Sắp xếp khung giờ đi ngủ hợp lý
Thường thì trẻ sơ sinh luôn có khung giờ ngủ thất thường, cha mẹ nên cũng khó có thể tạo cho bé thói quen đi ngủ đúng giờ. Nhưng với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên thì lúc này bé đã cứng cáp và có thể tạo dựng lịch sinh hoạt cố định để bé tuân theo.
Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý đến những giấc ngủ ngắn vào ban ngày của trẻ, một giấc ngủ trưa đúng và đủ cũng sẽ ảnh hưởng đến thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc vào ban đêm của trẻ.
Chăm sóc cho sức khỏe của bé
Khi bé bị ốm, ho, nghẹt mũi, mọc răng hay mắc bất kỳ một chứng bệnh nào đó về tiêu hóa gây khó chịu cho cơ thể thì chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng tới giấc ngủ. Để có cách xử lý đúng thì bố mẹ nên đưa bé đi khám để tìm ra bệnh, từ đó sẽ có giải pháp phù hợp nhất.
Ngoài ra, mẹ cần chú trọng về chế độ dinh dưỡng hằng ngày bằng cách bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất giúp con chống lại bệnh tật và tốt cho giấc ngủ của bé
Trên đây là những nguyên và cách khắc phục cho tình trạng trẻ ngắn giấc không sâu giấc. Mong rằng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp mẹ có thêm kinh nghiệm trong cẩm năng chăm con khỏe mạnh!