Trẻ sơ sinh ngủ ít thông minh chưa hẳn là đúng, những chắc chắn một điều nó sẽ ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ sơ sinh sau này. Do đó, cha mẹ cần hiểu đúng và hiểu rõ hơn về kiến thức giấc ngủ của trẻ để đảm bảo rằng con được phát triển an toàn ngay từ những tháng đầu đời!
Trẻ sơ sinh ít ngủ thông minh là đúng hay sai?
Theo các bác sĩ Nhi khoa, với trẻ sơ sinh dưới 6 tuần tuần tuổi mẹ nên để bé ngủ bao nhiêu tùy thích, vì ở độ tuổi này trẻ vẫn quen với cách sinh hoạt khi còn trong bụng mẹ.
Thời gian ngủ thích hợp ở trẻ sơ sinh là 15-18 tiếng một ngày. Mỗi giấc ngủ của trẻ chỉ kéo dài khoảng 2 tiếng, bởi trẻ sẽ thức dậy để đòi ti mẹ.
Khi trẻ được 3-6 tháng thì giấc ngủ ban đêm sẽ kéo dài hơn vì trẻ đã quen dần với nếp sinh hoạt được mẹ thiết lập. Ban đêm, giấc ngủ của trẻ kéo dài từ 6-8 tiếng. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà nhiều trẻ lại hay trằn trọc và gắt ngủ vào ban đêm. Vì vậy mẹ nên tập cho trẻ thói quen ngủ một mạch tới sáng để đảm bảo sức khỏe và sự minh mẫn cho con.

Trẻ ngủ ít thì sẽ thông minh – một nhận định hoàn toàn sai lầm!
Với trẻ càng lớn thì thời gian ngủ ban ngày sẽ càng giảm đi, ngược lại thời gian ngủ ban đêm lại tăng lên. Ví dụ như trẻ lên 3 có thể ngủ 10 tiếng ban đêm, giấc ngủ ban ngày chỉ từ 1-2 tiếng, quan trọng là cách mẹ thiết lập giấc ngủ cho bé.
Các nghiên cứu về giấc ngủ của trẻ cũng đã chứng minh, trẻ ngủ càng sâu và ngon giấc thì các hormon tăng trưởng sẽ càng được sản sinh mạnh mẽ, giúp trẻ phát triển tốt chiều cao và trí tuệ. Còn với trẻ ngủ ít và không đủ giấc thì hệ quả kéo theo là sự chậm phát triển về tinh thần và sức khỏe.
Xem thêm:
- Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít liệu có bình thường?
- Trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày tại sao mẹ nên lo lắng?
Các dấu hiệu nhận biết trẻ thông minh
Có được những giấc ngủ sâu, ngủ đủ sẽ giúp trẻ phát triển tốt về mặt trí tuệ ngay từ những tháng đầu đời? Với những bé không còn ít ngủ, thiếu ngủ thì đầu óc sẽ thông minh hơn nhiều.Lúc này bé sẽ có những tương tác nhạy bén với cuộc sống. Sau đây là một số biểu hiện dễ nhận biết:
1. Trẻ nhanh chán đồ chơi
Khi đã được 3-4 tháng tuổi, trẻ bắt đầu biết cầm nắm và quan sát, khám phá các vật dụng xung quanh mình, đặc biệt là những món đồ chơi mà trẻ hay tiếp xúc. Nếu mẹ cho bé chơi hoài một món đồ chơi và thấy bé không còn hứng thú, không muốn đụng tới nó nữa, hãy thử “dụ” bé bằng một món đồ chơi mới. Trẻ thông minh sẽ nhận biết được đâu là cái mới và lập tức hứng thú với nó ngày.
Các nhà khoa học đã khẳng định rằng, trẻ thông minh là khi muốn tiếp xúc và khám phá những thứ mới, những gì quá quen thuộc sẽ khiến trẻ thấy nhàm chán, không còn hứng thú.

Trẻ nhanh chán đồ chơi cũ và cảm thấy hứng thú với những món đồ chơi mới
2. Thích bắt chuyện với người lớn
Trẻ sơ sinh ngủ ít thông minh là sai, thế nhưng trẻ thích bắt chuyện với người lớn lại là đúng. Điều này chứng minh rằng trẻ có khả năng nhận thức tốt hơn những bạn cùng độ tuổi. Do hiểu biết hơn các bạn nên trẻ có xu hướng muốn biết nhiều điều hơn về người bắt chuyện với trẻ.
3. Có thể điều khiển ngón tay từ sớm
Từ khi mới sinh ra, trẻ đã biết nắm lấy mọi vật, nhất là nắm lấy tay và ti của mẹ, đây là một phản ứng tự nhiên. Tuy nhiên, sau 3 tháng trẻ mới có ý thức về việc điều khiển ngón tay của mình. Khi trẻ biết dùng ngón tay để cầm nắm đồ vật mà trẻ muốn sở hữu tức là trí não của trẻ đang phát triển rất tốt.
4. Nhanh nhẹn, hoạt bát
Khi thức trẻ rất thích nô đùa và hóng chuyện với mẹ, dù mẹ đã mệt lử thì sự háo hức được giao tiếp với mẹ vẫn không giảm đi. Mẹ lo lắng bé bị tăng động? Không hề! Chỉ là trẻ đang hoạt bát, tò mò và hứng thú với mọi điều diễn ra xung quanh mình.
5. Thích bắt chước
Mẹ hay giao tiếp với trẻ bằng cách làm những động tác “ê a” và cử động mắt, miệng để trẻ cảm thấy thích thú và bắt chước theo. Nếu trẻ tập trung nhìn vào mặt mẹ và cố gắng bắt chước theo những điều mẹ làm như bĩu môi, cười khì khì hay chu môi thì chứng tỏ trẻ đang học hỏi khá nhanh.
Mẹ hãy tích cực làm những điều này với trẻ để kích thích sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh.
6. Biết cười sớm và cười nhiều
Với những cha mẹ vẫn cho rằng trẻ ngủ ít mà vẫn thông minh là quan niệm đúng thì hãy dừng ngay suy nghĩ ấy lại, mà hãy tập trung vào nụ cười của con. Bình thường, trẻ sơ sinh đã biết cười trong 1 tháng đầu sau sinh, một số trẻ khác thì phải đến tận tháng thứ 4 mới biết cười.
Các nhà khoa học nói rằng, trẻ càng biết cười sớm và thích cười nhiều thì càng chứng tỏ sự thông minh, lanh lợi. Ngược lại, với trẻ chậm phát triển về trí não thì lại cười rất muộn.
7. Giác quan nhạy bén
Trẻ có thể định vị được ti mẹ và ngậm đúng chỗ từ lần bú đầu trẻ có thể phân biệt được mùi sữa mẹ và mùi sữa lạ, trẻ thích quan sát và bị hấp dẫn bởi những màu sắc tươi sáng hay phản ứng nhanh với sự tác động từ môi trường bên ngoài,… Tất cả là biểu hiện của một đứa trẻ nhạy bén và thông minh.
Với bài viết này, mẹ có thể chắc chắn rằng: bé sơ sinh ngủ ít thông minh là một nhận định hoàn toàn sai lầm. Một giấc ngủ đủ và sâu mới là yếu tố thúc đẩy sự phát triển về mặt thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Đồng thời, nếu muốn kiểm tra xem trẻ sơ sinh của mình có phải là một đứa trẻ thông minh hay không, mẹ hãy áp dụng những dấu hiệu được hướng dẫn ở trẻ. Chúc mẹ thành công!