Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình là biểu hiện thường gặp khiến nhiều mẹ lo lắng, bất an. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu hơn về triệu chứng này ở trẻ, và một số cách chữa cho trẻ sơ sinh mà mẹ nào cũng có thể làm được.
Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình nguy hiểm thế nào?
Trong những năm tháng đầu đời, trẻ có khi vặn mình liên tục – khi bú sữa, khi tắm, khi chơi, thậm chí có trẻ cứ mở mắt lại vặn mình. Mà đã vặn mình là cong hẳn người lên, đỏ au cả mặt, cả tai.
Đó là biểu hiện bình thường, trẻ thích “ngọ nguậy” và tăng cường vận động, bé sẽ thêm khỏe hơn. Thông thường tình trạng này ở trẻ sơ sinh chỉ kéo dài khoảng đến 2,3 tháng là giảm, khi con được 5,6 tháng là sẽ chấm dứt.
Tuy nhiên, khi tình trạng này kéo dài qua 5,6 tháng tuổi và có ảnh hưởng tới giấc ngủ, sinh hoạt và sức khỏe hằng ngày của trẻ thì là dấu hiệu báo động cha mẹ đừng chủ quan!

Vặn mình sinh lý và bệnh lý ở trẻ sơ sinh – bố mẹ cần lưu ý
Nguyên nhân:
- Môi trường ngủ: phòng ngủ ồn ào, hay xuất hiện những tiếng ồn bất ngờ, quá sáng hoặc quá tốt, nhiệt độ quá cao hay quá lạnh, không gian phòng không thông thoáng, bí bách, nhiều bụi bặm
- Con quá no hay quá đói: dạ dày của trẻ sơ sinh còn rất nhỏ nên mỗi lần bú chỉ dung nạp được một lượng ít sữa, vì thế bé cũng nhanh no, chóng đói. Mẹ không để ý có thể khiến con rơi vào một trong hai trạng thái trên.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, con bị thiếu vi chất như vitamin D và canxi tốt cho xương. Trong tháng sơ sinh đầu tiên, tất cả dinh dưỡng bé nhận được đều nhận được từ sữa mẹ, vì vậy nếu mẹ ăn uống không đủ chất, kiêng khem nhiều quá sẽ khiến trẻ bị thiếu chất.
- Những sai lầm trong việc chăm sóc như quần áo chật, vải cứng, bỉm tràn, ….đều có thể khiến trẻ sơ sinh ít ngủ, ngủ không sâu giấc.
- Bé bị ốm: trong giai đoạn sơ sinh hoạt động của hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện, vì thế bé dễ mắc phải những căn bệnh như ốm sốt, viêm đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa. Khi ốm, cơ thể con mệt mỏi, khó chịu, giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, bé không thể ngủ ngon được.
Hậu quả:
- Bé khó ngủ vặn mình thường dễ mệt mỏi, khó chịu hơn và không thể linh hoạt, nhanh nhẹn như trẻ bình thường được, quá trình phát triển của trẻ cũng sẽ bị chậm lại
- Các biểu hiện bất thường đi kèm như hay hay quấy khóc, đổ mồ hôi trộm, rung tóc vằn khăn … phản ánh tình trạng sức khỏe của bé không được tốt, bé đang thiếu dinh dưỡng, nhất là thiếu canxi, vitamin nhóm D.
- Tình trạng bé rướn mình, vặn mình, quấy khóc không ngừng tới tím tái mặt mày kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nặng nề tới sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ sau này.
- Nguy hiểm nhất, là khi tình trạng này kết hợp với trẻ hay bị giật mình, co giật có thể liên quan tới các vấn đề về thần kinh như rối loạn thần kinh bẩm sinh, tổn thương dây thần kinh. Trường hợp này bố mẹ phải hết sức lưu ý và đưa bé đi khám Bác sĩ cẩn thận nhé.
>> Xem thêm: Có nên sử dụng gối nằm cho bé ngủ ngon không?
Giải pháp chữa vặn mình khó ngủ ở trẻ sơ sinh
Lý do chính khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình quấy khóc là do kích thích từ các yếu tố bên ngoài, khiến giấc ngủ không được sâu. Để khắc phục, một số giải pháp mẹ có thể thực hiện:
- Chọn tã hoặc bỉm mềm mại, êm ái, phù hợp cho bé
- Lựa chọn quần áo với kích cỡ đủ rộng và chất liệu đủ ấm cho bé. Vệ sinh sạch sẽ nơi đặt bé ngủ như giường, cũi…, không để trẻ khó chịu.
- Điều chỉnh nhiệt độ trong phòng ngủ ở mức độ cho phép. Chú ý ánh sáng phù hợp và âm thanh yên tĩnh.
- Mẹ cho bú đủ no, không nên quá no khiến con khó chịu. Bú ít cũng làm bé mệt mỏi dễ dẫn đến vặn mình hay rướn mình
Ngoài cải thiện môi trường tốt nhất cho giấc ngủ của trẻ, mẹ cũng cần lưu ý một số sau:
- Cho trẻ tắm nắng thường xuyên: thích hợp nhất là mẹ cho bé tắm nắng trong khoảng 7h30 đến 9h sáng, lúc này ánh nắng mặt trời tương đối dễ chịu và không quá gắt.

Tắm nắng giúp giảm tình trạng trẻ hấp thu thêm canxi
- Mẹ ăn uống đủ chất, không kiêng khem khắt khe: mẹ nên ăn thêm các loại thực phẩm giàu canxi trong mỗi bữa cơm. Dinh dưỡng của mẹ càng đa dạng, bé sẽ càng được cung cấp đủ dưỡng chất.
- Lưu ý đến cảm xúc của bé: Đôi khi bé hay vặn mình là cách để trẻ thả lỏng cơ thể hoặc để trẻ “bộc lộ cảm xúc”: đau, khó chịu, … Vì vậy, việc mẹ cần làm lúc này là thử “hiểu” biểu hiện của con, xoa dịu con thật nhẹ nhàng. Để con cảm thấy “an toàn” và được che chở.
- Tạo môi trường ngủ thuận lợi, phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát, đầy đủ ánh sáng và không bị tác động bởi tiếng ồn, nhiệt độ phòng để ở mức tiêu chuẩn, phù hợp với thân nhiệt của con
- Không nên áp dụng những “mẹo lạ”: Rất nhiều mẹo trong dân gian được mọi người rỉ tại nhau như tẩy lông đen trên lưng trẻ, đắp lá cho bé, chường nóng lạnh… chuyên gia không khuyến khích mẹ làm những điều này vì có thể ảnh hưởng xấu đến cơ thể non nớt của con
- Theo dõi cụ thể biểu hiện của con, bé vặn mình ít hay nhiều, kéo dài trong bao lâu để có giải pháp xử lý kịp thời
- Đưa trẻ đi khám sức khỏe để nắm rõ được tình trạng cụ thể của con, nhận lời tư vấn từ bác sĩ chuyên môn hoặc chuyên gia chăm sóc trẻ sơ sinh
- Hỗ trợ tốt nhất cho giấc ngủ của con bằng sữa SOKI TIUM hằng ngày. Với công nghệ sản xuất được chuyển giao từ tập đoàn Ingredia – Pháp, kết hợp 2 thành phần Lactium và Colostrum có nguồn gốc 100% từ SỮA.
5 năm có mặt trên thị trường, SOKI đã đồng hành cùng mẹ giúp hơn 200.000 trẻ em ngủ ngon, hết quấy đêm, không còn trằn trọc, cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh vặn mình quấy khóc hiệu quả. Sản phẩm đã được nhiều Chuyên gia khuyên dùng và nhiều “mẹ bỉm sữa” chia sẻ: