Ăn, ngủ, ị là ba công việc chính của trẻ sơ sinh những cũng là ba việc khiến bố mẹ cảm thấy đau đầu nhất. Cha mẹ luôn tìm mọi cách tốt nhất để giúp con ăn đủ ngủ ngon, ngủ đủ giấc. Thế nhưng, đôi khi chính cha mẹ lại mắc những sai lầm nghiêm trọng khiến trẻ sơ sinh khó ngủ về đêm, đôi khi gây nên những hậu quả nghiêm trọng.
Những sai lầm phổ biến của bố mẹ khiến trẻ sơ sinh khó ngủ về đêm
Không thiết lập quy trình ngủ
Mẹ có để ý thấy rằng, đa phần chúng ta đều lặp lại một quy trình nhất định trước khi đi ngủ như tắm rửa, đánh răng, rồi lên giường. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng cần điều này. Không có quy trình ngủ nhất quán mỗi đêm, có thể khiến trẻ sơ sinh khó ngủ và chất lượng giấc ngủ cũng có thể ảnh hưởng.
Tạo và duy trình một quy trình ngủ nhất quán. Đối với trẻ sơ sinh, một thói quen khi đi ngủ có thể bao gồm tắm, thay đồ ngủ, âu yếm, và câu chuyện hay hát ru. Đối với trẻ mới biết đi, mẹ cũng có thể hát một bài hát hoặc làm một câu đố đơn giản.
Nếu con của mẹ ít nhất 12 tháng tuổi, hãy cho bé chơi đồ chơi mềm mại, chăn hoặc thú nhồi bông để đi ngủ có thể giúp ngủ ngon hơn – và an ủi con nếu bé tỉnh dậy vào ban đêm. Chỉ cần chắc chắn rằng thú nhồi bông không có ruy băng, nút hoặc các bộ phận khác có thể làm nghẹt thở nguy hiểm.

Bỏ qua việc tạo quy trình trước khi ngủ cũng khiến trẻ sơ sinh khó ngủ
Bỏ qua dấu hiệu buồn ngủ của bé
Những đứa trẻ sơ sinh đang ở tuổi chập chững khi có dấu hiệu mệt và cần được ngủ thì sẽ phát ra những tín hiệu như: dụi mắt, ngáp, khóc ỉ ôi, cử động uể oải, còn cáu gắt, không muốn chơi tiếp hoặc không quan tâm đến mọi người hay đồ chơi. Nếu mẹ không chú ý vào điều này để dem con đi ngủ ngay – cơ thể bé lúc này sẽ không tiết ra Melationin (hoocmon được tiết ra vào ban đêm, thông báo cho cơ thể đã đến giờ đi ngủ).Thay vào đó, các tuyến thượng thận sẽ phát ra hàng loạt cortisol- hoóc môn gây hưng phấn khiến bé lại bước vào đợt tỉnh táo mới. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của con cái sau này, trẻ sẽ khó ngủ hơn. thường xuyên quấy khóc, ngủ không sâu giấc, hay tỉnh giấc bất chợt.
Trường hợp mẹ không phát hiện được các tín hiệu này, thì nên tập cho bé thói quen ngủ đúng thời điểm bằng cách đưa con vào phòng yên tĩnh, đủ tối và làm các hành động vuốt ve nhẹ nhàng cho con – dần dần tạo cho bé thói quen và để bé buồn ngủ trở lại
Để bé ngủ ở bất cứ đâu
Các giấc ngủ ngắn khi bé ở trong xe đẩy, trong ghế xe hơi hoặc trên ghế ngồi đều không phải là giấc ngủ mà bé cần. Khi đó bé không thể ngủ đủ sâu, đủ thoải mái cần thiết.

Mẹ hãy dành cho bé một khu vực quen thuộc, phục vụ cho việc ngủ cả ngày lẫn đêm.
Nếu mự cảm thấy con đã quá mệt và quá kích thích nhưng vẫn không buồn ngủ, hãy đưa bé ra khỏi khu vực đó và đến một phòng yên tĩnh, dành một khoảng thời gian lâu hơn bình thường một chút để đưa bé vào trạng thái buồn ngủ.
Cho bé đi ngủ quá muộn
Đôi khi vì muốn dành nhiều thời gian cho con hơn sau giờ làm việc mà nhiều ba mẹ thường mải chơi cùng con và cho con đi ngủ khá muộn. Hay thói quen cho con đi ngủ cùng giờ với ba mẹ.
Tuy nhiên, đi ngủ muộn sẽ dễ khiến trẻ trở nên bướng bỉnh, trẻ sơ sinh khó ngủ hơn. Cũng giống như bạn khi thức quá giấc sẽ khó đi vào giấc và trở nên khó chịu. Thậm chí việc đi ngủ muộn còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Khoa học đã kiểm chứng cho trẻ đi ngủ vào khoảng 9h tối thì lượng hormon tăng trưởng tiết ra nhiều nhất gấp 4-5 lần thông thường vào khoảng thời gian 22h-1h nếu cơ thể đã chìm vào giấc ngủ ngon.
Tốt nhất mẹ nên cho bé ngủ trước 22h ít nhất 30 phút để tận dụng khoảng thời gian lượng hoocmon tăng trưởng nhiều nhất. Ngoài ra, mẹ cũng tham khảo thêm chuẩn thời gian ngủ của trẻ theo tháng tuổi để điều chỉnh lịch ngủ của trẻ tốt nhất.
Cho con ngủ ban ngày ít để ngủ nhiều ban đêm
Nhiều cha mẹ quan niệm rằng cho trẻ ngủ ít vào ban ngày, sẽ khiến trẻ ngủ bù vào ban đêm. Nhưng quan điểm này hết sức sai lầm. Bởi nếu thiếu ngủ vào ban ngày, trẻ sẽ trở nên mệt mỏi quấy khóc khiến giấc ngủ ban đêm của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Do vậy, dù là ban ngày hay ban đêm, mẹ cần nên đảm bảm bé ngủ đủ giờ nhé.
Rung lắc
Mẹ có thể đung đưa để bé thư giãn trước khi ngủ nhưng không nên ru bé ngủ bằng cách rung lắc người. Việc làm này sẽ tạo thành thói quen khiến trẻ sơ sinh khó ngủ, bị phụ thuộc. Điều đó đồng nghĩa với việc bé cũng cần được rung lắc để ngủ tiếp khi bất chợt tỉnh tỉnh giấc trong đêm.
Điều này cũng ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bé. Marc Weissbluth, bác sĩ nhi khoa và là tác giả của “Happy Child” cho biết: “Nếu đứa trẻ luôn ngủ trong xe đẩy hay xe ô tô, có thể nó sẽ không ngủ sâu do kích thích chuyển động. Ông so sánh chất lượng giấc ngủ do chuyển động gây ra cho trẻ em theo kiểu ngủ mà một người lớn có thể có trên máy bay.
Để giúp con ngủ ngon, mẹ cố gắng không dỗ trẻ ngủ bằng cách đung đưa, đẩy xe hay đi lại, đó chỉ là cách để trấn an trẻ chứ không giúp bé ngủ ngon.
Ngoài ra, để đảm bảo cho chất lượng giấc ngủ của trẻ, bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng Sokitium – sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam kết hợp Lactium và Colotrum là 2 thành phần có nguồn gốc từ sữa giúp trẻ em ngủ ngon- sâu giấc, chấm dứt hiện tượng trằn trọc, quấy khóc đêm từ đó trẻ tăng trưởng tốt chiều cao và trí tuệ, khác phục hiện tượng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em.
Nguồn: https://sokitium.com/