Bé của mẹ hay lắc đầu từ bên này sang bên kia trong lúc ngủ, khi đang bú hoặc đang chơi. Có thể mẹ lo lắng và tự hỏi trẻ ngủ hay lắc đầu là một phần của sự phát triển bình thường hay là biểu hiện của một bệnh nào đó? Dưới đây là những điều mẹ cần biết.
Nguyên nhân của tình trạng trẻ ngủ hay lắc đầu
Lắc đầu và các hành vi tương tự được coi là một phần bình thường trong sự phát triển của trẻ. Nếu bé của mẹ đang hạnh phúc và khỏe mạnh, thì việc lắc đầu không phải là một nguyên nhân gây lo ngại ngay lập tức. Dưới đây là những nguyên nhân có khả năng nhất cho hành vi lắc đầu của trẻ:

Có nhiều nguyên nhân phổ biến khiến trẻ ngủ hay lắc đầu, cha mẹ đừng vội lo lắng vì có thể có thể đó chỉ là một dấu hiệu bình thường trong quá trình phát triển của trẻ
- Nhiều em bé bắt đầu lắc đầu như là một phần của việc học để kiểm soát cơ thể của chúng. Trẻ có thể đang bắt chước người thân trong gia đình hoặc có thể đã phát hiện ra rằng mình nhận được nhiều phản hồi từ bố mẹ khi trẻ thử mẹo này. Tất nhiên, lý do này không có gì phải lo lắng cả!
- Một số trẻ cũng lắc đầu khi mệt mỏi để tự làm dịu mình. Một số trẻ nhỏ (và cả trẻ lớn cũng vậy) lắc đầu cho đến khi ngủ thiếp đi.
- Lắc đầu cũng có thể chỉ ra trẻ bị nhiễm trùng tai. Nếu mẹ nghĩ rằng trẻ bị cảm lạnh, đang bị sốt, ít hoạt động hơn bình thường hoặc có thể bị nhiễm trùng thì dấu hiệu trẻ ngủ hay lắc đầu rất đáng để kiểm tra. Đôi khi trẻ sẽ lắc đầu vì cảm thấy lỗ tai bị ù, và chúng đang cố gắng để có một giấc ngủ thoải mái hơn.
- Chuyển động lặp đi lặp lại, bao gồm cả lắc đầu, trong một số trường hợp cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh tự kỷ. Tuy nhiên, trong trường hợp này, cũng sẽ có những dấu hiệu khác, như thiếu giao tiếp bằng mắt, không cười, không nói bập bẹ. Nếu cha mẹ nghi ngờ rằng có điều gì đó không đúng, hãy liên hệ với bác sĩ, vì can thiệp sớm là điều rất quan trọng đối với trẻ có dấu hiệu tự kỷ.
- Dư thừa năng lượng ở trẻ, đây là trường hợp trẻ ít vận động và gây là tích tụ nhiều năng lượng cần giải phóng. Nó dẫn đến những hành động vô thức ở trẻ.
Nói chung, lắc đầu chỉ là một giai đoạn thú vị khác của bé, nhưng các bậc cha mẹ cũng nên kiểm tra xem trẻ có bị nhiễm trùng hoặc tự kỷ hay không. Tất nhiên những căn bệnh đó chỉ xuất hiện trong những trường hợp hiếm gặp.
Xem thêm:
Một số biểu hiện bất thường của việc trẻ ngủ hay lắc đầu
Để mẹ hiểu rõ, sau đây là một số tình huống khi lắc đầu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể là một dấu hiệu của bệnh tật (bao gồm cả khi trẻ thức và trẻ ngủ):

Cũng có một số nguyên nhân bất thường của tình trạng trẻ ngủ hay lắc đầu dù nó không phổ biến. Do đó cha mẹ cần lưu ý để đưa trẻ đến gặp bác sĩ kịp thời
- Trẻ không thích tương tác với bố mẹ hoặc người thân trong gia đình của mình, nhưng lắc đầu thường xuyên và ngẫu nhiên.
- Trẻ không di chuyển mắt một cách bình thường, mắt lờ đờ, chất lượng giấc ngủ của bé rất kém.
- Trẻ có thể bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, biểu hiện là cơ thể trẻ bị run rẩy, đôi khi quấy khóc, gồng mình, đỏ mặt. Đó là một dấu hiệu của bệnh đau tai hoặc đau cổ họng.
- Trẻ chậm phát triển và không đạt được các mốc phát triển khác được bác sĩ vạch ra.
- Trẻ không đáp lại giọng nói của mẹ, cũng như các âm thanh khác.
- Trẻ lắc đầu từ khi mới biết đi đến hơn 2 tuổi và nó có thể liên quan đến hệ thần kinh. Vì thường đến giai đoạn này bé sẽ hết lắc đầu.
Chấm dứt lắc đầu khi ngủ ở trẻ
Với những trường hợp đột nhiên xuất hiện triệu chứng lắc đầu này thì bố mẹ có thể quan tâm đến cách sinh hoạt hằng ngày. Có thể do một số xáo trộn trong cuộc sống hoặc cách chăm sóc cho ăn chưa hợp lý. Tuy nhiên cũng không cần phải lo lắng quá nếu tình hình sức khỏe của bé bình thường.
Bên cạnh đó, cha mẹ nên quan tâm đến cách suy nghĩ, hay sở thích mà bé muốn. Nếu có thể đáp ứng được thì nên danh cho bé. Chiều chuộng con một tý đó cũng là cách giải tỏa căng thẳng có ích với hệ thần kinh của bé.
Cho bé vui đùa hằng ngày, và thường xuyên bởi vì những hoạt động đó sẽ giúp giảm cá năng lượng bị du thừa tích tụ trong cơ thể. Cho bé chơi các trò như bệp bênh, đu quay, xích đu, đùa nghịch với bạn…Hoặc nhay theo các giai điệu âm nhạc vừa giải tỏa căng thẳng vừa giảm bớt năng lượng du thừa
Mặc dù đây đa phần là những biểu hiện không đáng lo ngại, tuy nhiên bất kỳ cha mẹ nào cũng muốn con có một giấc ngủ sâu và không có những hành động bất thường. Hiện nay có không ít sản phẩm giúp bé ngủ ngon đem lại cho trẻ một giấc ngủ trọn vẹn suốt đêm mà không cựa mình hay quấy khóc. Một trong số đó là sản phẩm Soki Tium – dưỡng thư ngủ ngon đã nhận được sự tin dùng của hàng triệu mẹ Việt. Mẹ nên bổ sung thêm cho con.
Nếu bé của mẹ đang gặp phải tình trạng lắc đầu khi ngủ, khi đang chơi hoặc đang ăn, hãy để ý các biểu hiện khác của cơ thể trẻ để xem liệu đó có phải là một dấu hiệu bình thường hay không. Trường hợp trẻ ngủ hay lắc đầu khiến mẹ thực sự lo lắng, đừng ngại ngần mà hãy hỏi ngay ý kiến của chuyên gia để được tư vấn sớm.