Trẻ chậm lớn phát triển chậm là nỗi lo của nhiều bố mẹ vì ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của con. Khám ở đâu, nên ăn gì, uống sữa gì cho hiệu quả? Hãy để dược sỹ Soki Tium giúp mẹ qua bài viết dưới đây!
Như thế nào thì gọi là trẻ chậm lớn?
Trẻ được gọi là chậm lớn khi chiều cao, cân nặng (đôi khi cả trí tuệ) phát triển không đạt ngưỡng tiêu chuẩn của độ tuổi.
Dưới đây là bảng cân nặng, chiều cao chuẩn của trẻ theo tổ chức Y Tế Thế Giới WHO để mẹ theo dõi tình trạng bé nhà mình
Tháng tuổi | Bé gái | Bé Trai | ||
Cân nặng bình thường (kg) | Chiều cao bình thường (cm) | Cân nặng bình thường (kg) | Chiều cao bình thường (cm) | |
0 | 3.3 | 47.9 | 3.2 | 49.1 |
1 | 4.5 | 52.7 | 4.2 | 53.7 |
2 | 5.6 | 56.4 | 5.1 | 57.1 |
3 | 6.4 | 59.3 | 5.8 | 59.8 |
4 | 7 | 61.7 | 6.4 | 62.1 |
5 | 7.5 | 63.7 | 6.9 | 64 |
6 | 7.9 | 65.4 | 7.3 | 65.7 |
7 | 8.3 | 66.9 | 7.6 | 67.3 |
8 | 8.6 | 68.3 | 7.9 | 68.7 |
9 | 8.9 | 69.6 | 8.2 | 70.1 |
10 | 9.2 | 70.9 | 8.5 | 71.5 |
11 | 9.4 | 72.1 | 8.7 | 72.8 |
12 | 9.6 | 73.3 | 8.9 | 74 |
13 | 9.9 | 74.4 | 9.2 | 75.2 |
14 | 10.1 | 75.5 | 9.4 | 76.4 |
15 | 10.3 | 76.5 | 9.6 | 77.5 |
16 | 10.5 | 77.5 | 9.8 | 78.6 |
17 | 10.7 | 78.5 | 10 | 79.7 |
18 | 10.9 | 79.5 | 10.2 | 80.7 |
19 | 11.1 | 80.4 | 10.4 | 81.7 |
20 | 11.3 | 81.3 | 10.6 | 82.7 |
21 | 11.5 | 82.2 | 10.9 | 83.7 |
22 | 11.8 | 83 | 11.1 | 84.6 |
23 | 12 | 83.8 | 11.3 | 85.5 |
24 | 12.2 | 84.6 | 11.5 | 86.4 |
30 | 13.3 | 88.4 | 12.7 | 90.7 |
36 | 14.3 | 92.2 | 13.9 | 95.1 |
42 | 15.3 | 95.7 | 15 | 99 |
48 | 16.3 | 99 | 16.1 | 102.7 |
54 | 17.3 | 102.1 | 17.2 | 106.2 |
60 | 18.3 | 105.2 | 18.2 | 109.4 |
Để dễ theo dõi hơn, mẹ cần chú ý các thông số sau
Về cân nặng:
- Bình thường trẻ sinh đúng tháng sẽ có cân nặng trung bình khoảng 2.9 đến 3.8kg. Trong vòng 6 tháng đầu đời, con sẽ tăng trung bình mỗi tháng ít nhất phải là 600gr (hay 125gr mỗi tuần)
- Trong 6 tháng tiếp theo, con sẽ tăng trung bình ít nhất 500mg/tháng
- Với trẻ từ 1 tuổi trở lên, mức tăng cân nặng trung bình của con là từ 2-3.5kg/năm
Về chiều cao
- Mức tăng chiều cao lớn nhất sẽ là trong 12 tháng đầu tiên, 6 tháng đầu bé nhà mẹ sẽ tăng ít nhất 2,5cm/tháng và 6 tháng sau trung bình 1.5cm/tháng
- Từ 1 tuổi, con sẽ tăng trung bình 10 – 12cm/năm và từ 2 tuổi trở lên là 6-8cm/năm
Nếu không đảm bảo những chỉ số trên, tùy theo mức độ mà trẻ gặp phải nguy cơ thiếu cân (suy dinh dưỡng nhẹ tới nặng), thừa cân (béo phì), chiều cao dưới chuẩn (còi xương, chậm lớn,…)
Không chỉ vậy, trẻ chậm lớn còn thường đi kèm với các dấu hiệu khác như:
- Hay quấy khóc đêm, khó chịu, cáu kỉnh khi ăn, trằn trọc khi ngủ
- Con kém linh động hơn so với bạn bè cùng trang lứa, chậm biết đi, chậm nói, hay thờ ơ và không có xu hướng khám phá thế giới hay giao tiếp với người khác
Các nguyên nhân vì sao trẻ chậm lớn phát triển kém
Dinh dưỡng, di truyền và các hormon tăng trưởng là những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển tầm vóc ở trẻ.
Khi trẻ chậm lớn thì mẹ cần quan tâm tới những nguyên nhân dưới đây:
- Mẹ không bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của con từ trong thai kì
- Trẻ sinh non, tật hở vòm miệng, sứt môi, …
- Mẹ thiếu sữa hay không nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách trong 6 tháng đầu, không có ý thức bổ sung thêm ngoài
- Khả năng hấp thu của trẻ kém do cơ địa hoặc do một số bệnh lý đường tiêu hóa (rối loạn tiêu hóa, trẻ bị không dung nạp sữa, trào ngược dạ dày thực quản, tiêu chảy, …)
- Trẻ ngủ không đủ giấc và giấc ngủ không đảm bảo chất lượng, con thường vặn mình quấy đêm mất giấc.
Trong các trường hợp nghi ngờ, mẹ có thể đưa trẻ đi khám ở Viện Dinh Dưỡng hay các Chuyên khoa Dinh Dưỡng để Bác sĩ thăm khám cụ thể hơn, cũng như thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán đúng tình trạng của bé
Giúp trẻ hết biếng ăn, nhanh lớn bằng cách nào?
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, quan trọng nhất là mẹ phải đảm bảo cho con bú đủ cả về số lượng và tần suất các cữ bú.
- Trẻ sơ sinh cần 40 – 90ml sữa mẹ mỗi giờ
- Tới 2 tháng con cần 110 – 150ml sữa mẹ cứ mỗi 3-4 tiếng
- Tới 4 tháng tuổi thì con cần 110 – 180ml sữa sau mỗi 4 tiếng
Khi lớn hơn tới lúc ăn dặm, mẹ cũng cần đa dạng các loại thực đơn nhằm bổ sung đủ các nhóm dưỡng chất: đường bột, đạm protein, chất béo, vitamin và các khoáng chất, đồng thời giúp con ăn ngon và có cảm giác thèm ăn. Đừng ép con ăn khi con không muốn. Điều này nếu thường xuyên và kéo dài có thể hình thành thói quen xấu cho bé, làm con trốn các bữa ăn, ăn không ngon.
Trẻ chậm lớn thì nguồn dinh dưỡng dễ nhất mẹ nên bổ sung là thông qua sữa uống mỗi ngày. Sữa là nguồn thức ăn đầu đời vô cùng an toàn và dễ hấp thu. hãy lưu ý cho con sử dụng tùy theo nhu cầu từng độ tuổi
Giấc ngủ cho trẻ nhỏ cũng là một yếu tố mẹ cần đặc biệt lưu tâm. Ngoài ăn tốt thì ngủ tốt mới giúp con nhanh lớn và phát triển toàn diện được. Nếu còn có các triệu chứng của tình trạng rối loạn giấc ngủ, hãy sắp xếp lại thời gian ăn ngủ nghỉ hợp lý để giúp trẻ tăng trưởng phát triển tốt nhất.
Trong trường hợp cần thiết thì bổ sung Soki Tium – sản phẩm giúp con ngủ ngon an toàn đầu tiên tại Việt Nam chứa thành phần 100% từ Sữa cũng là gợi ý hiệu quả cho mẹ.
>>> Xem thêm: Trả lời mẹ Minh Anh: Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng
Một số địa chỉ khám cho trẻ chậm lớn kém phát triển ở Việt Nam
Ở Hà Nội gồm có:
- Viện dinh dưỡng quốc gia
- Bệnh viện Nhi Trung Ương
- Trung tâm y tế dự phòng
- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
- Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc
- Phòng khám – Tư vấn dinh dưỡng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Ở TP Hồ Chí Minh gồm có:
- Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM
- Bệnh viện Nhi Đồng 1
- Bệnh viện Nhi Đồng 2
Hy vọng qua những thông tin trên, các mẹ có thể trang bị thêm nhiều kiến thức, phòng tránh tình trạng trẻ sơ sinh chậm lớn lâu ngày dẫn đến suy dinh dưỡng!