Trẻ khóc đêm vì khó ngủ, hay trằn trọc, thức giấc là trường hợp xảy ra phổ biến. Thế nhưng điều này chỉ xảy ra theo từng giai đoạn phát triển của bé. Vậy với trẻ 8 tháng hay khóc đêm thì nguyên nhân là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải thích về hiện tượng quấy khóc đêm của trẻ để có thể hiểu và an tâm hơn khi chăm giấc ngủ cho bé yêu.
Những nguyên nhân khiến trẻ 8 tháng hay khóc đêm
Trẻ nhỏ từ 8 tháng đến 1 tuổi rưỡi vẫn còn khá non nớt. Não bộ vẫn đang trong giai đoạn hình thành và phát triển (mới chỉ phát triển bằng khoảng 25% não bộ của người lớn) nên hệ thần kinh trung ương chưa ổn định, giấc ngủ còn chập chờn và không sâu. Mẹ cần cho bé thời gian để có thể phát triển và hoàn thiện dần trong một khoảng thời gian nhất định.
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ hay khóc đêm
1. Trẻ khóc vì thiếu cảm giác an toàn từ bố mẹ
- Bước sang tháng tuổi thứ 8, trẻ đã dần biết nhận thức hơn và hiểu chuyện hơn. Lúc này bé sẽ thích quan sát mọi thứ xung quanh, từ đồ vật đến khuôn mặt của mọi người và học cách bắt chước các hành động của mẹ một cách thích thú.
- Hầu hết các bé thích dành nhiều thời gian ngủ vào ban ngày, đến tối và đêm thì bé lại khá tỉnh táo, thích chơi đùa với mẹ hơn và muốn được mẹ chú ý tới bé nhiều hơn, vì ban ngày sự quan tâm của bố mẹ dành cho bé bị gián đoạn bởi công việc. Thực tế, đó là những nhu cầu sinh học tự nhiên ở trẻ từ 8 tháng đến 1 tuổi, nhưng nó lại không phù hợp với những cha mẹ bận rộn trong cuộc sống ngày nay. Bởi thức đêm trông con thật sự rất mệt mỏi và sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc của cha mẹ vào ngày hôm sau.

Trẻ khóc đêm vì thiếu cảm giác an toàn từ bố mẹ
2. Trẻ khóc để gửi báo hiệu tới mẹ
Sau đây là những lý do phổ biến khiến trẻ 6,7,8 hay thậm chí tới 18 tháng khóc đêm và vấn đề con muốn báo hiệu tới bố mẹ, dựa theo kết quả điều tra trên hàng triệu mẹ Việt đã và đang nuôi con nhỏ:
- Trẻ ăn quá no hoặc quá đói trước khi đi ngủ, khiến dạ dày cảm thấy khó chịu.
- Trẻ bị ướt tã/ bỉm, cần được thay ngay lập tức để cảm thấy khô thoáng và thoải mái.
- Đồ ngủ của trẻ không phù hợp: quá dày hoặc quá mỏng, chất liệu gây bí, không mềm mại và khiến da trẻ bị kích ứng,…
- Nhiệt độ phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh. Mẹ chỉ nên để nhiệt độ ở mức 27 đến 30 độ C nếu không muốn nhiệt độ ảnh hưởng đến giấc ngủ và hệ hô hấp của con.
- Độ ẩm không khí quá cao/ quá thấp.
- Ánh sáng mạnh hoặc quá tối, hay cũng có thể do mẹ bật – tắt đèn bất chợt khiến mắt trẻ cảm thấy khó chịu và giật mình.
- Tiếng ồn xung quanh. Hãy đảm bảo rằng phòng ngủ của bé là nơi cách âm tốt nhất trong nhà, hạn chế tối đa tiếng ồn bất chợt xung quang bé như: tiếng chó sủa, tiếng mèo kêu, tiếng vô tuyến, tiếng cánh cửa đập mạnh,….
3. Giấc ngủ của trẻ vẫn ngắn hơn giấc ngủ của người lớn
- Giấc ngủ của trẻ đặc biệt hơn người lớn rất nhiều. Ở trẻ nhỏ, chu kỳ giấc ngủ của trẻ được chia làm nhiều giai đoạn và trẻ sẽ dễ bị thức giấc trong quá trình chuyển tiếp giai đoạn của giấc ngủ hoặc khi kết thúc một chu kỳ.
- Mỗi chu kì giấc ngủ của trẻ chỉ khoảng 60 phút, một đêm sẽ có 3-4 chu kỳ. Đó chính là lý do trẻ sơ sinh và bé 8 tháng ngủ đêm hay khóc, khó khăn khi vào giấc trở lại.
Xem thêm:
4. Trẻ muốn giải tỏa căng thẳng bằng cách gào khóc
Khi trẻ cảm thấy bức bối vì bị ép đi ngủ theo khuôn khổ mà mẹ đặt ra, chúng sẽ tìm cách bày tỏ sự khó chịu và giải tỏa băng cách gào khóc thật lớn. Lúc như vậy mẹ cần bình tĩnh dỗ dành bé, cho bé cảm giác an tâm và được yêu thương khi có mẹ ở bên, cách làm này sẽ giúp mẹ giải quyết vấn đề theo hướng tích cực hơn.
5. Ngay cả người lớn cũng không ngủ say cả đêm
- Các nhà khoa học cho biết, việc người lớn có thể ngủ đủ 8 tiếng một ngày và ngủ thâu đêm là vì cơ thể chúng ta hiểu được tầm quan trọng của giấc ngủ. Chúng ta ý thức được rằng cần phải ngủ một mạch vào ban đêm để có đủ tỉnh táo cho công việc ngày hôm sau. Nếu tỉnh giấc giữa đêm, người lớn có thể lập tức tự đưa mình trở lại với giấc ngủ.
- Còn với trẻ nhỏ, bé không thể tự ru mình ngủ, hoặc thức dậy rồi nằm im một lúc và thiếp đi. Trẻ luôn cảm thấy bất an khi bất chợt bị thức giấc giữa đêm và cần đến sự vỗ về, trấn an của mẹ.

Khác với người lớn, trẻ nhỏ không thể tự ru mình ngủ, hoặc thức dậy rồi nằm im một lúc và thiếp đi
6. Chấp nhận trẻ khóc đêm là do quy luật giấc ngủ
- Có không ít trường hợp trẻ 8 tháng hay khóc đêm không phải do nguyên bệnh lý như ốm đau, bệnh tật gì cả mà là do trẻ muốn thế. Đó là một quy luật tự nhiên, dù điều này khiến cha mẹ rất mệt mỏi và cảm thấy phiền toái. Đa số khi bước qua tuổi thứ 1, giấc ngu của trẻ sẽ ổn định và liền mạch hơn. Còn hiện tại là trẻ cảm thấy ngủ đã đủ và muốn được thức dậy. Nếu mẹ cứ ép bé ngủ bằng cách rung lắc hoặc cho bé bú khi bé không đói thì bé sẽ khóc lớn.
- Mẹ có thể tham khảo thêm các giải pháp hỗ trợ khi trẻ hay khóc đêm, thiếu ngủ qua hướng dẫn từ các Chuyên gia dưới đây
Ngoài ra, nếu thấy trẻ 8 tháng hay khóc đêm đi kèm với các dấu hiệu như gồng mình, mặt đỏ gắt, đổ mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn, lười ăn,… thì mẹ nên tìm đến bác sĩ Nhi khoa để được tư vấn về tình trạng sức khỏe của con, vì có thể trẻ đang mắc phải bệnh lý nào đó. Hoặc mẹ có thể tham khảo Soki Tium – giải pháp ngủ ngon an toàn 100% từ sữa đã và đang được hàng triệu mẹ bỉm tin dùng vì chất lượng vượt trội, hiệu quả rõ rệt và tính an toàn của nó.