Thuốc ngủ có tác dụng tạo giấc ngủ sâu khi người bệnh gặp tình trạng căng thẳng hay khó ngủ, rối loạn giấc ngủ kéo dài vì các nguyên nhân khác. Theo dõi những lưu ý dưới đây khi có ý định sử dụng thuốc ngủ trong điều trị!
Tác dụng của thuốc ngủ
Thuốc ngủ (thuốc an thần, bình thần .. ) là những loại thuốc hoạt động trên hệ thống thần kinh trung ương, làm giảm căng thẳng lo lắng, làm dịu và tạo ra giấc ngủ sâu.
Thuốc ngủ là thuốc kê đơn và được bán theo chỉ định của Bác sĩ theo toa.
Công dụng của thuốc ngủ
- Điều trị các trường hợp mất ngủ ngắn
- Giúp người bệnh vượt qua các sang chấn tinh thần hay người vừa trải qua tình trạng stress, căng thẳng, trầm cảm mất ngủ kéo dài.

Thuốc ngủ giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn tuy nhiên chớ được lạm dung nhiều
Một số loại thuốc ngủ thường gặp
- Nhóm thuốc benzodiazepin: ví dụ alprazolam, clonazepam, diazepam và loraze, … là các dẫn xuất được chấp thuận trong điều trị chứng mất ngủ, rối loạn lo âu do tác dụng kích thích GABA (GABA là hoạt chất giúp ức chế hoạt động hệ thần kinh, giúp làm an thần)
- Barbiturat là một nhóm thuốc cũng được sử dụng cho các chỉ định này, tuy nhiên cũ hơn, khoảng điều trị hẹp và có nhiều tác dụng không mong muốn hơn
- Thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất ngoài tác dụng chống dị ứng cũng có khả năng gây buồn ngủ khá mạnh. Zolpidem, zopiclone, , thuốc gây mê, eszopiclone, zaleplon cũng là các nhóm thuốc có tác dụng an thần
- Các nhóm thuốc khác cũng được coi là có hiệu quả trong điều trị mất ngủ, làm giảm sự lo lắng bao gồm SSRI, SNRI, thuốc chống trầm cảm ba vòng và buspirone.
Thông thường, chỉ định thuốc ngủ sẽ là kết hợp 2,3 thuốc khác nhóm để tăng hiệu quả và giảm bớt các tác dụng không mong muốn. Liều dùng và thời gian dùng từng loại thuốc khác nhau cũng sẽ được Bác sĩ điều chỉnh thích hợp
Hãy lưu ý, thuốc ngủ không phải là giải pháp để chữa mất ngủ kéo dài hay giúp cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ. Lạm dụng thuốc ngủ trong thời gian dài sẽ gây ra những hậu quả nguy hiểm, đặc biệt là tới sức khỏe hệ thần kinh
>>> Xem thêm: Nên sử dụng thuốc giúp bé ngủ ngon hay các liệu pháp khác?
Các tác dụng phụ của thuốc ngủ có thể bao gồm
- Các vấn đề tiền đình, khó giữ thăng bằng, hay nhức đầu
- Các vấn đề về đường tiêu hóa như tiêu chảy và buồn nôn, táo bón, thay đổi khẩu vị, khô miệng hoặc cổ họng
- Buồn ngủ vào ban ngày, hay có cơn buồn ngủ kéo dài
- Dị ứng, kích ứng, cảm giác như bị đốt hoặc ngứa ran ở tay, cánh tay, bàn chân hoặc chân
- Không hoàn toàn tỉnh táo khi lái xe hoặc ăn uống. Gặp vấn đề khi làm việc
Nguy hiểm hơn, đó là nguy cơ phụ thuộc và hội chứng ngưng thuốc
- Nguy cơ phụ thuộc: Tất cả các loại thuốc ngủ đều có khả năng gây ra sự phụ thuộc về mặt tâm lý, hay nói cách khác là khả năng “gây nghiện”. Ví dụ nếu quen uống thuốc khi ngủ, không có thuốc sẽ khiến bạn lo lắng và thực tế là không thể ngủ được – kể cả khi chưa phụ thuộc vào tác dụng của thuốc
- Hội chứng ngưng thuốc: Khi sử dụng thuốc ngủ thường xuyên dẫn đến sự dung nạp và phụ thuộc, nếu dừng đột ngột thì cơ thể sẽ không thích ứng được với sự “suy giảm thuốc” ngay lập tức này, kèm theo các phản ứng phụ nguy hiểm. Vì vậy, hãy liên lạc với Bác sĩ để được thiết lập lịch trình giảm dần liều và ngừng thuốc an toàn.
Uống thuốc ngủ bao lâu thì có tác dụng?
Thông thường thời gian để thuốc ngủ đạt nồng độ tối đa trong máu và phát huy tác dụng là 30 phút đến 2 tiếng sau khi uống
- Sau 15-20p đầu các hoạt chất trong thuốc sẽ thấm qua hàng rào máu não và hoạt động ức chế hệ thần kình, làm dịu căng thẳng dẫn đến giấc ngủ.
- Tác dụng thuốc có nhiều hay không còn phụ thuộc vào khả năng dung nạp của cơ thể nhưng thông thường đều giúp tạo giấc ngủ sâu, ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xung quanh
Thuốc ngủ có tác dụng trong bao lâu
Khoảng thời gian mà thuốc ngủ tồn tại trong cơ thể của một người khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc theo toa, thời gian bán thải của chúng và các yếu tố khác như tuổi tác, sức khỏe tổng thể, chức năng gan thận, ….
Nhưng nói chung, thời gian bán thải của thuốc ngủ rất dài, trung bình là 15 – 20h sau khi uống, vì vậy có thể thuốc vẫn còn tác động cho đến vài ngày hôm sau.
Ví dụ, thuốc ngủ Ambiem (hoạt chất Zolpidem) có thời gian bán thải ngắn và sẽ được loại bỏ khỏi cơ thể trong vòng 16 giờ, trong khi Xanax vẫn còn trong cơ thể và còn tác dụng tới tận 3 ngày,…
Tình trạng mất ngủ trong thời gian dài có thể gây ra những bệnh lý phức tạp và điều trị khó khăn hơn, như bệnh lý tim mạch, huyết áp, tâm thần trầm cảm,…
Thuốc ngủ có thể là giải pháp tốt trong trường hợp này, nhưng hãy nhớ luôn sử dụng thuốc tuân theo hướng dẫn của Bác sĩ
Lưu ý
- Tham khảo ý kiến Bác sĩ nếu có thuốc dùng kèm
- Kiểm tra sức khỏe tổng thể trước khi sử dụng thuốc ngủ để điều trị
- Không sử dụng các chất kích thích
- Tìm hiểu rõ về loại thuốc sử dụng
- Sau khi sử dụng thuốc tránh các hoạt động cần tập trung như lái xe
Cùng với đó là duy trì các thói quen tốt
- Cố gắng thiết lập giờ sinh hoạt, đi ngủ và thức dậy đều đặn
- Có các hoạt động thư giãn, tắm, massage nhẹ nhàng trước khi đi ngủ
- Tạo môi trường tốt xung quanh giấc ngủ, hạn chế âm thanh tiếng ồn, các thiết bị điện từ, ánh sáng xanh, …
- Không hoạt động quá nhiều hay sử dụng caffe, trà, rượu, chất kích thích trước giấc ngủ