Hệ miễn dịch là lá chắn tự nhiên bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân từ bên ngoài như vi khuẩn, virus… Khi hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể sẽ dễ bị bệnh và mất nhiều thời gian hơn để hồi phục.
Hệ miễn dịch là gì?
Hệ thống miễn dịch là thuật ngữ dùng để chỉ mạng lưới bao gồm: tế bào, các protein, các phân tử hóa học. Các thành phần này kết hợp với nhau tấn công và loại bỏ những yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể như: vi khuẩn, virus, chất hóa học… Quá trình này được thực hiện thông qua các bước được gọi là phản ứng miễn dịch.
Trên cơ thể, hệ miễn dịch phân bố rải rác ở các cơ quan khác nhau trên cơ thể như:
- Amidan tại cổ họng
- Cơ quan tiêu hóa
- Tủy xương
- Hạch bạch huyết
- Lá lách
- Da
- Niêm mạc mỏng tại mũi, họng và tại bộ phận sinh dục
Cách thức phân bố này giúp cho hệ miễn dịch dễ dàng hình thành tế bào, lưu trữ và thực hiện các hoạt động đáp ứng miễn dịch để bảo vệ cơ thể.
Xem thêm:
- Thực đơn món ngon cho bé biếng ăn
- 5 cách đơn giản để tăng miễn dịch cho trẻ nhỏ
- Giấc ngủ tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe cho trẻ thế nào?
Phân loại miễn dịch và vai trò của từng loại miễn dịch
Khả năng miễn dịch ở mỗi người là khác nhau nhưng sẽ có một số nguyên tắc chung như sau:
- Miễn dịch tốt hơn khi trưởng thành: Do đó, trẻ em thường dễ bị ốm hơn người lớn.
- Một số kháng thể có thể được tạo ra bản sao và lưu lại: Điều này giúp cơ thể không bị mắc lại một số bệnh sau lần nhiễm đầu tiên như: thủy đậu, sởi, quai bị….
Miễn dịch của cơ thể được chia 3 nhóm bao gồm: miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động.
- Miễn dịch bẩm sinh: Miễn dịch bẩm sinh mang yếu tố đặc trưng của mỗi người từ khi sinh ra. Miễn dịch bẩm sinh là tấm chắn đầu tiên bảo vệ cho cơ thể, ngăn cản sự xâm nhập và không có tính đặc hiệu. Loại miễn dịch được tạo ra bởi: da, lớp nhầy của niêm mạc họng, ruột,…
- Miễn dịch chủ động: Miễn dịch chủ động được tạo thành sau khi con người tiêm vắc – xin hoặc bị bệnh. Quá trình này kích thích cơ thể tạo ra kháng thể và lưu giữ chúng. Hoạt động sao chép và lưu giữ kháng thể được gọi là quá trình tạo bộ nhớ miễn dịch.
- Miễn dịch thụ động: Là miễn dịch được tạo ra do các kháng thể được “mượn” từ nguồn bên ngoài như mẹ truyền sang con khi mang thai hay bổ sung trực tiếp. Tuy nhiên, miễn dịch này chỉ tồn tại một thời gian ngắn, giúp bảo vệ cơ thể tạm thời rồi dần mất đi.
Bạn có thể tăng cường miễn dịch bằng cách nào?
Một tin vui là bạn hoàn toàn có thể cải thiện hệ miễn dịch của mình thông qua các hoạt động và chế độ ăn uống, sinh hoạt của mình. Dưới đây là các phương pháp mà các chuyên gia khuyến khích bạn áp dụng để có được miễn dịch khỏe mạnh:
- Luyện tập thể chất: Các bài tập vận động không chỉ giúp giải phóng cơ thể mà còn kích thích hệ thống miễn dịch đáp ứng nhanh hơn. Do đó, bạn nên dành khoảng 30 phút đến 1 tiếng cho việc tập luyện mỗi ngày.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Với chế độ ăn uống, các bác sĩ khuyến cáo bạn nên áp khẩu phần ăn có sự cân đối về dinh dưỡng. Bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm nhiều calo rỗng và tăng cường thực phẩm giàu vitamin, chất chống oxy hóa. Các loại quả mọng hay trái cây họ cam quýt, kiwi, cải xoăn, táo, nho đỏ, rau bina, khoai lang, hành tây, và cà rốt… được khuyến khích sử dụng thường xuyên để có miễn dịch khỏe mạnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các thực phẩm, thảo dược tốt cho miễn dịch như: nấm như linh chi, nấm hương, đông trùng hạ thảo, nhung hươu… cũng cho miễn dịch đáp ứng tốt hơn.

Ngủ đủ giấc giúp tăng cường miễn dịch
- Ngủ đủ giấc: Đa số các tế bào miễn dịch được tạo ra và hoạt động khi cơ thể ngủ say. Do đó, những người có giấc ngủ không tốt sẽ có nguy cơ cao mắc các vấn đề về sức khỏe hơn người có giấc ngủ ngon và sâu. Điều này đặc biệt quan trọng ở trẻ vì đây là thời điểm hoàn thiện chức năng của hệ thống miễn dịch. Nếu bé có giấc ngủ kém, hoạt động miễn dịch có thể bị ảnh hưởng.
- Quản lý căng thẳng: Căng thẳng trong thời gian dài sẽ kích thích cơ thể tăng bài tiết hormon cortisol và adrenaline gây suy yếu miễn dịch. Các bác sĩ cũng cho biết, căng thẳng mãn tính có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của tế bào bạch cầu.
- Bổ sung các sản phẩm tăng cường miễn dịch: Phương pháp này thường được sử dụng ở đối tượng như: trẻ nhỏ hoặc người già hoặc những người mắc bệnh lý suy giảm miễn dịch. Các sản phẩm tăng đề kháng thường chứa các thành phần như: Colostrum, Thymodulin, Immunegamma, Interferon….