Khi trẻ bị sốt, trường hợp nào là nguy hiểm? Cách nào tốt nhất để hạ sốt và chăm sóc cho con mau khỏi! Mẹ hãy xem ngay để có giải pháp bảo vệ bé tốt nhất!
Trẻ bị sốt khi nào?
Mẹ cần hiểu sốt là một phản ứng của cơ thể để chống lại các tác nhân xâm nhập như vi khuẩn, vi rút. Đây là dấu hiệu cho thấy con đang mắc các bệnh về đường hô hấp hay truyền nhiễm. Trẻ cũng có thể bị sốt nhẹ sau khi tiêm vaccin về.
Việc đầu tiên, mẹ cần đánh giá mức độ sốt của con bằng cách đo nhiệt độ.

Biểu đồ nhiệt độ mức độ sốt của trẻ
Một số nguyên nhân chính khiến trẻ bị sốt
- Trẻ bị nhiễm trùng hoặc virus: một số bệnh gây sốt thường gặp ở trẻ là viêm họng, viêm Amidan, sốt phát ban, viêm phổi, viêm phế quản, sốt rét, sốt xuất huyết,….. Lúc này, sốt có nhiệm vụ giúp cho cơ thể chống lại nhiễm trùng, virus bằng cách kích thích cơ chế phòng vệ tự nhiên.
- Trẻ bị sốt do tiêm chủng: Trường hợp này cũng thường xuyên gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sau khi được tiêm phòng.
- Trẻ bị sốt do mặc quá nhiều quần áo: Trẻ nhỏ chưa thể tự điều tiết được thân nhiệt của mình, vì vậy khi ở trong môi trường nóng hoặc bị ủ kín quần áo sẽ dẫn đến bị sốt.
- Trẻ bị sốt do mọc rang: Khi mọc răng thân nhiệt của trẻ có thể bị tăng lên, nhưng chỉ ở mức nhẹ.
Biểu hiện của trẻ khi bị sốt
Làm sao để biết được trẻ có bị sốt hay không và mức độ nguy hiểm giúp mẹ kịp thời xử trí?
Hãy chú ý nếu bé nhà mẹ có những biểu hiện dưới đây nhé:
- Thân nhiệt trẻ tăng lên nhiều
- Trẻ khó chịu, dễ nổi cáu và hay quấy khóc
- Trẻ có dấu hiệu mệt mỏi
- Hơi thở gấp, khó ngủ, ngủ lơ mơ
Xem thêm:
Xử trí đúng cách khi trẻ bị sốt
Nếu trẻ bị sốt nhẹ , mẹ cần xử lý ngay bằng các giải pháp:
- Thay quần áo rộng rãi cho con để tỏa bớt thân nhiệt, cho bé nằm ở nơi thoáng mát
- Lau người cho trẻ bằng khăn ấm (chứ không lau bằng khăn mát hay lạnh). Mẹ hãy lau tại các vị trí như trán, hai nách, hai bên bẹn của trẻ. Khi thân nhiệt của trẻ hạ xuống dưới 38,5 độ C thì ngưng lau mát, bắt đầu lau khô người và mặc quần áo mỏng cho con.
- Khi bị sốt trẻ thường dễ bị mất nước, mẹ hãy tích cực bù nước đủ và đúng cách. Nếu bé còn bú sữa mẹ thì tăng cữ và lượng bú. Với trẻ trên 1 tuổi, mẹ nên cho con uống nhiều nước (đặc biệt là các loại nước trái cây hay uống điện giải oresol pha đúng liều lượng). Các bữa ăn, nên cho bé ăn thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo loãng.
- Tiếp tục theo dõi thân nhiệt cho con
Nếu mức độ sốt của trẻ tăng lên, tức là từ 38,5 độ trở lên (sốt cao), ngoài cách xử lý và chăm sóc như trên, có thể cần dùng thuốc hạ sốt
- Thường dùng nhất là các thuốc có chứa hoạt chất paracetamol dạng gói, siro, viên đặt, …. Thuốc hạ sốt này dễ sử dụng và giúp hạ sốt nhanh (sau khi uống 20 – 30 phút) và có tác dụng trong vòng 4 – 6 giờ, thuốc ít có tác dụng phụ.
- Tuy nhiên, cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần lưu ý cho trẻ uống đúng liều lượng theo cân nặng chỉ định trong hướng dẫn.
Đặc biệt lưu ý:
- Không dùng aspirin hạ sốt cho trẻ vì có thể khiến não của trẻ bị tổn thương. Không nên phối hợp nhiều loại thuốc hạ sốt vì không làm tăng thêm tác dụng, thậm chí còn tăng mạnh tác dụng phụ kích ứng có hại.
- Nếu thuốc hạ sốt không có tác dụng hoặc trẻ có những dấu hiệu bất thường thì nên đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra., tuyệt đối không lạm dụng thuốc hạ sốt liên tục để cắt cơn sốt
- Do hệ thần kinh của trẻ nhỏ rất nhạy cảm nên khi con sốt cao liên tục, nếu không xử trí kịp thời có thể bị thiếu oxy lên não, gây ra tình trạng co giật. Mẹ phải liên tục theo dõi thân nhiệt để có biện pháp hạ nhiệt nhanh chóng tích cực (làm mát cơ thể và môi trường xung quanh) khi con có cơn sốt cao.
Đưa ngay trẻ đi bệnh viện nếu thấy có những biểu hiện cụ thể sau?
- Trẻ sơ sinh 0-3 tháng sốt từ 38 độ C trở lên, không rõ nguyên nhân
- Không cần biết ở độ tuổi nào sốt cao trên 39.5 độ, hoặc sốt cao kèm một trong các biểu hiện: vật vã hoặc li bì, khó đánh thức, cứng cổ, phát ban, vết tím trên da, khó thở, nôn trớ ra mọi thứ, co giật, sốt cao tái đi tái lại nhiều lần, sốt quá 2-3 ngày không đỡ.
Đừng chủ quan với tình trạng sốt cao ở trẻ, nếu có thắc mắc, hãy liên hệ ngay để các Dược sĩ tư vấn cho mẹ kịp thời!