Trước giờ người ta vẫn nói khéo như con gái Hà thành, trường hợp chăm em bé khóc đêm vừa đảm vừa thông minh của mẹ trẻ dưới đây là một ví dụ điển hình.
Em bé khóc đêm – câu chuyện không của riêng ai
Những ngày đầu về Ninh Bình làm dâu, mẹ Mai Phương được mọi người ca ngợi vì sự đảm đang dịu dàng khéo léo. Không chỉ trong công việc nội trợ, vun vén nhà cửa, mà cả cách đối nhân xử thế cũng rất được lòng mọi người. Tuy nhiên, dù thế nào thì cũng không thể hoàn hảo được toàn bộ, trong việc chăm con vì chưa có kinh nghiệm, cộng thêm vào đó sức khỏe khi mới sinh bé xong cũng không được tốt nên những lúng túng là điều không thể tránh khỏi. “Thực ra mình nghĩ, là ai thì trong lần đầu làm mẹ cũng sẽ gặp phải trường hợp tương tự như mình thôi. Có muôn vàn bỡ ngỡ cũng như khó khăn gặp phải. Từ việc bế em bé sao cho đúng, cho bú như thế nào, thay đồ tắm rửa ra sao,…Phải học từ từ từng bước một”.
Những khó khăn trong việc chăm con không chỉ dừng lại ở đó, còn là những đêm chăm sóc em bé khóc đêm mới là những điều kinh khủng nhất. “Chắc hẳn ai đã làm mẹ thì cũng từng ít nhiều trải qua tình trạng con khó ngủ, quấy khóc vào ban đêm, hoặc ngủ không ngon giấc. Rất vất vả đúng không? Bé Gấu nhà mình cũng có khoảng thời gian như thế. Vào tầm tuần thứ 5 sau khi sinh bé ra, con có những vấn đề về giấc ngủ rõ rệt như thường cáu gắt không ngủ được, hay trằn trọc, giật mình vặn mình khi ngủ, dễ tỉnh dậy và quấy khóc. Con như thế mẹ cũng rất mệt mỏi, không thể ngủ được vì lúc nào cũng phải lo cho con. Khoảng thời gian đó đúng là rất stress và mệt mỏi. Chồng mình cũng vì giúp vợ chăm con khóc đêm mà ban ngày mặt mũi cứ thâm quầng. Tội nghiệp. Mẹ chồng thì hay trêu: “Đấy chăm con có phải đơn giản đâu, cứ từ từ rồi cái gì nó cũng qua””.
Băn khoăn em bé khóc đêm có phải là điều bất thường?
Đa phần mọi người đều nghĩ rằng trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh thì khóc đêm là một hiện tượng bình thường, hay gặp do con chưa được làm quen với những yếu tố môi trường bên ngoài. Vì thế cha mẹ không cần quá lo lắng. Tình trạng này sẽ giảm dần ở khi bé được 4 tháng trở lên. Tuy nhiên điều này cũng không hoàn toàn đúng. Mẹ Mai Phương cho biết: “Rõ ràng có những bé lại ngủ rất ngoan, khóc đêm có nhưng không đáng kể, nhưng có bé lại khóc dai, dỗ thế nào cũng không được. Như bé Gấu nhà mình ban đầu cũng ngoan như thế, nhưng đến tuần thứ 5, thực tế là bước vào tuần khủng hoảng của con nên con mới khóc nhiều như vậy”.

Em bé hay khóc đêm là câu chuyện hay gặp phải của rất nhiều bà mẹ
Trong giai đoạn những năm tháng đầu đời, giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Vì thế, con ngủ không ngon, hay khóc đêm chắc chắn sẽ để lại những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần của em bé và cả cha mẹ. Trẻ ngủ không ngon không thể chủ quan.
Xem thêm:
- “Giải mã” hiện tượng trẻ 3 tuổi hay giật mình khóc đêm
- Mẹo chữa trẻ khóc đêm và kế hoạch tác chiến của mẹ 9x
- Lời cảm ơn từ “nàng dâu order” Lan Phương đến SokiTium
Hành trình vượt qua ám ảnh em bé khóc đêm
Là một người mẹ có hiểu biết và nuôi con theo phương pháp khoa học, mẹ Mai Phương nắm khá rõ những yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của con như môi trường bên ngoài, dinh dưỡng, sức khỏe,….Khoảng 1 tuần sau khi con khóc đêm, làm mọi cách theo kinh nghiệm dân gian như đắp lá trầu không, treo tỏi đầu giường, đốt vía,…nhưng mọi chuyện không có tiến triển khả quan. “Quyết định bắt xe vợ chồng con cái lên viện Dinh dưỡng quốc gia thăm khám cho bé. Mình cũng sợ con bị thiếu vi chất nên hay khóc đêm. Nghĩ lại cũng thấy sao mới nuôi 1 đứa đã khổ thế rồi”.
Trộm vía, bé Gấu nhà mẹ Mai Phương không có vấn đề gì về sức khỏe, chế độ dinh dưỡng dưỡng của con cũng đang được duy trì ở mức tốt. Các bác sỹ cho biết, tình trạng em bé khóc đêm là do con đang bước vào tuần khủng hoảng. Tại thời điểm tuần thứ 5 sau khi sinh ra, thính giác của con sẽ có sự phát triển vượt bậc, vì thế bé sẽ nhạy cảm hơn với những âm thanh từ môi trường bên ngoài. Trẻ sẽ dễ giật mình, quấy khóc hơn vào ban đêm. Cũng từ lí do này, bé sẽ có những biểu hiện về biếng ăn, hay hờn dỗi, quấy khóc. “Trong giai đoạn này nếu mẹ không có những việc làm cụ thể để giữ gìn nếp ngủ cho con thì việc bé có những thói quen ngủ xấu rất dễ xảy ra, làm cho tình trạng kéo dài và trầm trọng hơn”. Từ lời khuyên của bác sỹ, cùng với việc tự đọc thêm những kiến thức chăm con ngủ ngon khoa học, mẹ Mai Phương đã có một kế hoạch cụ thể để chăm sóc giấc bé, giúp con thoát khỏi tình trạng em bé khóc đêm:
- Quy hoạch lại không gian phòng ngủ của con được thuận tiện nhất, giảm tối đa việc con có thể bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn, ánh sáng phù hợp, nhiệt độ phòng hợp lý nhất là từ 24 – 28 độ C
- Tuân thủ theo quy trình “ĂN – CHƠI – NGỦ” để tạp thói quen tốt nhất cho bé
- Không để con bị đói khi đi ngủ
- Mát – xa cho con sau khi tắm với những vị trí trên cơ thể như tay, bụng, chân để con được thư giãn từ đó có giấc ngủ ngon, an toàn
– Sử dụng sản phẩm Soki Tium cho bé. “Đây là một trong những sản phẩm mà mình rất tâm đắc. Soki Tium có thành phần là đạm sữa thủy phân Lactium và sữa non Colostrum vừa giúp trẻ thư giãn não bộ, giảm căng thẳng mệt mỏi vừa tăng sức đề kháng, tăng cường hấp thu. Mình rất tin tưởng sản phẩm này vì được chứng nhận an toàn bởi các cơ quan chức năng như Bộ Y tế, FDA Hoa Kỳ,….”
Hành trình vượt qua nỗi ám ảnh em bé khóc đêm của mẹ Mai Phương đã thành công rực rỡ. Bé Gấu nhà mẹ giờ đã có nếp ngủ ổn định, cứ 9 giờ tới là đã ngủ lăn quay, ngủ sâu giấc cũng không còn trằn trọc quấy khóc. Cảm ơn mẹ Mai Phương đã dành thời gian chia sẻ những kinh nghiệm quý giá này. Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe, hạnh phúc.