Phần lớn nhu cầu của trẻ khi chưa biết nói đều được thể hiện qua tiếng khóc và những phải ứng cơ thể. Trẻ sơ sinh quấy khóc đêm có thể do nhiều nguyên nhân, chỉ là mẹ chưa hiểu tín hiệu trẻ muốn gửi đến nên vẫn đang loay hoay chưa biết phải làm sao để cải thiện. Có rất nhiều biện pháp hiệu quả, bài viết sau đây mang đến cho mẹ 3 cách giải quyết đơn giản nhất, mẹ hãy tìm hiểu ngay nhé!
Những điều mẹ cần biết khi trẻ sơ sinh quấy khóc đêm
Tiếng khóc của trẻ sơ sinh được coi là một phản ứng bình thường trong quá trình thích nghi với môi trường ngoài bụng mẹ. Trẻ khóc để giải tỏa căng thẳng với những kích thích bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Đây cũng chính là một hình thức giao tiếp bản năng của bé với mọi người xung quanh.
Theo nghiên cứu của Giáo sư Nhi khoa Ronald Barr tại Đại học British Columbia (Vancouver), đồng thời là chuyên gia về trẻ sơ sinh cho thấy: những cơn khóc không dễ nguôi ngoai là cột mốc phát triển bình thường của trẻ trong quãng thời gian đầu đời. Tình trạng này rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và có mức độ khóc khác nhau ở mỗi bé. Thông thường, trẻ có thể ngủ dài giấc và bớt quấy khóc về đêm hơn khi được 3 tháng tuổi.
Tuy nhiên, nhiều cha mẹ thường lo lắng khi trẻ khóc gần như suốt đêm và rối rít tìm cách an ủi. Cha mẹ cũng không nên lo lắng thái quá, bởi trẻ sơ sinh hay khóc đêm có thể chỉ là muốn báo cho cha mẹ biết một số nguyên nhân sau:
- Bé bị đói: Đây là lý do phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh quấy khóc ban đêm.
- Đầy bụng, khó tiêu: Ăn quá no trước lúc đi ngủ có thể khiến bé khó chịu.
- Không thoải mái: Nhiệt độ môi trường hoặc cơ thể quá nóng hay quá lạnh có thể khiến trẻ quấy khóc đêm. Tiếng động lớn và ánh sáng quá gay gắt cũng khiến trẻ ngủ không ngon, giật mình tỉnh giấc và quấy khóc.
- Tã bẩn: Khi tã, bỉm bị ướt, không thông thoáng rất dễ kích ứng da. Mẹ nên kiểm tra và thay cho con để con có sự thoải mái nhất cho giấc ngủ ban đêm.
Ngoài ra, bé sơ sinh khóc đêm cũng có thể là vì vấn đề sức khỏe như cơ thể mệt mỏi hoặc thiếu một số chất cần thiết. Đau bụng thường là nguyên nhân chính của vấn đề này, khiến con quấy khóc nhiều hơn trong những tháng đầu.
Trẻ quấy khóc nhiều giờ liền, xảy ra trong nhiều ngày mà cha mẹ có làm cách nào cũng không xoa dịu được thì đó có thể được gọi là khóc dạ đề (hội chứng Colic). Tình trạng này thường chỉ xảy ra trong giai đoạn đầu đời, khi con lớn hơn một chút sẽ dần biến mất.
Trường hợp trẻ bị sốt, mắc các bệnh về hô hấp, thần kinh và khóc nhiều hơn 3 giờ mỗi ngày, khóc liên tục cũng cần nhận được chẩn đoán và chỉ định điều trị từ Bác sĩ. Tùy vào biểu hiện của trẻ, mẹ cần có hướng xử trí phù hợp để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con.
>>> Xem thêm:
- “Giải mã” hiện tượng trẻ 3 tuổi hay giật mình khóc đêm
- Bật mí cho mẹ 3 mẹo chữa trẻ khóc đêm đơn giản
3 giải pháp hiệu quả cho trẻ sơ sinh quấy khóc về đêm không ngủ
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng nếu để bé khóc đêm kéo dài trong một thời gian sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về thể chất, cảm xúc, xã hội và hành vi của trẻ do sự gián đoạn trong chu kỳ sinh học tự nhiên của trẻ. Mặt khác, nếu trẻ được ngủ ngon, sâu giấc vào ban đêm sẽ kích thích tuyền tiền yên tiết ra hormone tăng trưởng cao hơn so với bình thường, điều này sẽ giúp bé phát triển khả năng nhận thức và học hỏi sau này
Chính vì vậy mẹ cũng có thể kiểm tra xem bé đang gặp phải vấn đề gì và loại bỏ những tác động xấu và yếu tố có thể gây kích thích cho bé. Một số giải pháp khác mẹ có thể áp dụng:
1. Đừng vội dỗ dành khi trẻ đang khóc
- Rất nhiều cha mẹ khi thấy con khóc sẽ ngay lập tức đến vỗ về, dỗ dành trẻ. Điều này tạo nên thói quen xấu cho bé. Bé sẽ không tự ngủ mà cần có cha mẹ bên cạnh, nhiều khi trẻ sẽ “được đà” và khóc dai hơn.

Khi con quấy khóc đêm mẹ không nên dỗ dành ngay để tránh tạo thói quen xấu không tự lập được ở trẻ
- Theo nghiên cứu của Bệnh viện Nhi Hoàng gia Melbourne (Australia), với trẻ sơ sinh quấy khóc về đêm sau một thời gian mới được cha mẹ đến an ủi sẽ biết cách “tự giác ngủ” và ngủ ngon hơn. Để hình thành thói quen này cho con, cha mẹ cần kiên nhẫn, đừng quá “xót” con mà hãy đợi 1-2 phút, hoặc lâu hơn rồi mới tới gần bé, càng ít dỗ dành, xoa dịu và nói chuyện với bé càng tốt. Nhất là không bật đèn ngay khi nghe thấy bé khóc, cũng không nên bế bé dậy.
2. Tuân theo nhịp thức – ngủ
- Trẻ sơ sinh có thời gian ngủ rất lớn, có thể tới 16-18 tiếng đồng hồ. Cứ khoảng 3 tiếng một sẽ có chu kỳ thức – ngủ bất kể ngày hay đêm. Chu kỳ này sẽ thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi của bé. Do đó, mẹ có thể tạo cho con thói quen ăn – ngủ mà không lo con bị đói rồi tỉnh dậy nhiều lần giữa giấc. Mẹ cũng không nên cho con bú quá no hay chơi quá nhiều khiến bé khó chịu hoặc tỉnh táo hơn trước khi ngủ.
- Ánh đèn dịu nhẹ, không quá sáng giúp cơ thể giải phóng melatonin gây buồn ngủ. Vì thế bé sẽ ngủ sâu giấc, ít giật mình quấy khóc đêm hơn. Mẹ cần chú ý đừng để đèn quá sáng khi con ngủ. Về lâu dài có thể làm cho bé khó phân biệt ngày đêm, bé thường vặn mình, dễ bị tỉnh giấc.
- Trẻ sơ sinh thường chưa có khả năng phân biệt ngày đêm, vì thế hay dẫn đến tình trạng bé ngủ ngày thức đêm nhiều làm cha mẹ mệt mỏi. Áp dụng quy tắc nhịp ngủ ngày – đêm này sẽ giúp rèn luyện và tạo phản xạ tốt cho con để có giấc ngủ tốt hơn.
3. Dùng Lactium – đạm sữa thủy phân
- Một trong những nghiên cứu thú vị về sữa mẹ đó là ngoài việc cung cấp các chất nuôi dưỡng cơ thể của trẻ, sữa mẹ còn chứa Lactium – loại đạm sữa thủy phân có tác dụng giảm căng thẳng, lo âu. Đây chính là hoạt chất giúp bé đi vào giấc ngủ ngon một cách tự nhiên ngay sau khi bú mẹ. Bổ sung Lactium sẽ cải thiện tình trạng bé quấy khóc đêm, ngủ ít, giúp bé có giấc ngủ sinh lý một cách an toàn và hiệu quả.
- Dựa trên những nghiên cứu khoa học và nhận được sự chuyển giao công nghệ của tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu thế giới Ingredia (Pháp), Soki Tium là sản phẩm đột phá hàng đầu tại Việt Nam có thành phần là Lactium và Colostrum chăm sóc giấc ngủ cho trẻ. Không chỉ chấm dứt tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc ban đêm, hết vặn mình, giật mình, ít ngủ mà còn nâng cao sức đề kháng, cho bé sức khỏe toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Mẹ Vũ Thị Nga (An Dương, Hải Phòng) chia sẻ niềm vui khi con không còn quấy khóc đêm