Theo nghiên cứ có đến hơn 50% trẻ em hiện nay thì khoảng 4% trẻ được chẩn đoán rối loạn giấc ngủ. Vậy nhưng có rất nhiều bậc phụ huynh chưa quan tâm đúng mức về vấn đề này ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đa số các mẹ đều có tâm lý khi nào lớn con sẽ tự ngủ ngon. Bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn và khắc phục tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sớm cho mẹ!
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ là gì?
Trẻ được gọi là bị rối loạn giấc ngủ khi ít nhất có 1 trong 3 hoặc cả 3 yếu tố chất lượng giấc ngủ, thời gian ngủ, nhịp ngủ bị ảnh hưởng và xáo trộn.
Các dạng bé bị rối loạn giấc
Rối loạn nhịp ngủ
Trường hợp này thường xuyên gặp ở những bé từ 1-3 tháng tuổi. Lúc này các bé đang thích ứng dần với môi trường bên ngoài và đôi khi chưa tự nhận biết được sáng – tối, dẫn đến tình trạng trẻ ngủ không sâu giấc, ngủ ngày cày đêm.
Rối loạn giờ ngủ
Rối loạn giờ ngủ thường gặp ở các bé từ 3 tháng đến 3 tuổi. Những bé trong trường hợp này thường có giờ ngủ muộn giao động từ 11h đêm đến 2h sáng. Nguyên nhân chủ yếu do các bé bị ảnh hưởng bởi thói quen thức khuya của cha mẹ.

rối loạn về thời gian, giờ giấc xảy ra ở cả trẻ sơ sinh và trẻ lớn
Chất lượng giấc ngủ kém
Những bé trong nhóm này thường ngủ không sâu giấc. Trong lúc ngủ có thể gặp một số triệu chứng như:
- Giật mình quấy khóc lúc nửa đêm
- Đang ngủ đột ngột ngồi dậy, vẻ mặt căng thẳng
- Trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ
- Mê sảng, mộng du, nói mơ, cười, trở mình nhiều lần… lúc đang ngủ
Giờ giấc ngủ không ổn định
Đây là tình trạng rối loạn giấc ngủ thường gặp ở các bé dưới 6 tháng tuổi, đây là dạng rối loạn giấc ngủ tương đối phức tạp và khó xử trí. Bởi giờ ngủ thất thường hôm bé ngủ lúc 9h, hôm bé ngủ lúc 12 giờ đêm, lúc thì 1 giờ sáng. Những giấc ngủ của bé thường ngắn, nên để điều chỉnh giấc ngủ của bé về đúng quỹ đạo mẹ cần hết sức kiên trì.
>> Xem thêm:
- Trẻ sơ sinh vặn mình nhiều phải làm sao
- Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay giật mình mẹ cần lưu ý!
- Bật mí cho mẹ 3 mẹo chữa trẻ khóc đêm đơn giản
Nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ ở trẻ
– Mất ngủ là một vấn đề về giấc ngủ xảy ra khi trẻ cảm thấy khó ngủ, ngủ không ngon giấc và hoặc thức dậy sớm vào buổi sáng. Mất ngủ có thể là ngắn hạn do căng thẳng, mệt mỏi, đau đớn vì bệnh tập nào đó. Nó có thể trở thành mất ngủ triền miên, lâu dài nếu nguyên nhân cơ bản không được giải quyết hoặc trẻ không được hướng dẫn thực hành rèn luyện thói quen ngủ tốt. Điều trị nguyên nhân cơ bản, rèn luyện theo kế hoạch giúp trẻ tập ngủ để có thói quen ngủ tốt và duy trì lịch trình giấc ngủ phù hợp có thể cải thiện tình trạng mất ngủ ở trẻ.
– Ác mộng là những giấc mơ đáng sợ xảy ra trong giấc ngủ nông (REM) và khiến trẻ tỉnh giấc. Chúng thường xảy ra vào phần sau của đêm. Theo nghiên cứu của NSF về Giấc ngủ năm 2004 thì hầu hết trẻ em có ít nhất một cơn ác mộng trong thời thơ ấu; 3% trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo và tuổi đi học thường xuyên gặp ác mộng. Trẻ sẽ có thể buồn bã và cần sự trấn an của cha mẹ khi tình trạng này xảy ra. Ác mộng có thể gặp khi trẻ gặp một sự kiện đáng sợ, căng thẳng, thời gian khó khăn hoặc thay đổi trong thói quen của trẻ. Sử dụng đèn ngủ cho trẻ hoặc cha mẹ nằm cùng và trấn an trẻ trước khi đi ngủ có thể giảm được tình trạng này.

Những giấc mơ xấu cũng trực tiếp khiến bé không ngủ yên
– Hội chứng chân không yên (RLS) là một rối loạn vận động bao gồm cảm giác khó chịu ở chân gây ra sự thôi thúc quá mức khiến trẻ phải cử động chân, hoặc cảm khó chịu như cảm giác kiến bò, bỏng rát 2 chi dưới… Những cảm giác này sẽ giảm bớt khi có những cử động, điều này dẫn đến trẻ khó đi vào giấc ngủ tiếp hoặc khó ngủ. Hội chứng này có thể được điều trị bằng những thay đổi trong thói quen đi ngủ,bổ sung sắt cho trẻ.và tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn sử dụng thuốc phù hợp.
– Nói mơ: xảy ra khi trẻ nói, cười hoặc khóc trong giấc ngủ. Như với nỗi kinh hoàng khi ngủ, đứa trẻ không hề hay biết và không có ký ức về vụ việc vào ngày hôm sau.
– Mộng du có đến 40% trẻ em, thường ở độ tuổi từ ba đến bảy tuổi sẽ gặp tình trạng này. Mộng du thường xảy ra một hoặc hai giờ sau khi ngủ và có thể kéo dài 5- 20 phút. Vì thiếu ngủ thường góp phần gây mộng du. Có thể khắc phục tình trạng này bằng cách cho bé đi ngủ sớm hơn.
– Trẻ cảm thấy sợ hãi khi ngủ xảy ra vào đầu đêm. Một đứa trẻ có thể hét lên và đau khổ, mặc dù chúng không tỉnh táo hoặc nhận thức được. Nỗi kinh hoàng khi ngủ có thể là do không ngủ đủ giấc, lịch trình ngủ không đều, căng thẳng hoặc ngủ trong một môi trường mới. Tăng thời gian ngủ sẽ giúp giảm tình trạng cảm thấy sợ hãi khi ngủ.
– Ngáy xảy ra khi có tắc nghẽn một phần trong đường thở gây ra tiếng ồn do sự rung động của cổ họng. Khoảng l0-12 % trẻ ngáy thường xuyên. Ngáy có thể được gây ra bởi nghẹt mũi hoặc viêm VA hoặc viêm amidan làm tắc nghẽn đường thở. Một số trẻ ngáy có thể bị ngưng thở khi ngủ. Do vậy trẻ rất khó ngủ lại cũng như bị thức giấc nhiều lần trong đêm, khiến trẻ mất ngủ.
– Ngưng thở khi ngủ – khi ngáy to và trẻ khó thở, đó có thể là dấu hiệu của rối loạn nghiêm trọng hơn, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Ngưng thở khi ngủ được đặc trưng bởi sự ngừng thở trong khi ngủ do đường thở bị chặn, dẫn đến việc trẻ bị tỉnh dậy nhiều lần trong đêm. Ngưng thở khi ngủ sẽ khiến bé cảm thấy buồn ngủ ban ngày, gặp các vấn đề học tập, thiếu tập trung và bị tăng động. Liên hệ bác sĩ để nhận được tư vấn phù hợp trong việc điều trị tình trạng này cho trẻ.
Khi trẻ gặp vấn đề giấc ngủ có thể sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực,giảm khả năng học tập, trẻ sẽ có những hành vi tiêu cực hơn, tăng trưởng kém, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ, chất lượng cuộc sống giảm đi đáng kể.
Cách chưa rối loạn giấc ngủ cho từng độ tuổi của trẻ
Trẻ từ 0-3 tháng tuổi
- Quan sát các kiểu ngủ của em bé và xác định các dấu hiệu buồn ngủ của trẻ để cho trẻ đi ngủ khi có nhu cầu.
- Đặt em bé vào cũi khi buồn ngủ, không nên để trẻ ngủ say rồi mới đặt vì như vậy sẽ tạo thói quen không tốt cho trẻ, sẽ khiến trẻ không tự ngủ được.
- Đặt bé ngủ trên mặt phẳng, chăn mền mại, dễ chịu.
- Giường cũi phải an toàn.
- Một căn phòng yên tĩnh và ánh sáng phù hợp, nhiệt độ phù hợp là tốt nhất cho giấc ngủ
- Tạo thói quen và ưu tiên giấc ngủ ban đêm cho trẻ.
Trẻ từ 3-12 tháng tuổi
- Xây dựng lịch đi ngủ hàng ngày đều đặn cho trẻ.
- Tạo thói quen đi ngủ phù hợp và thú vị: có thể tắm, massage cho trẻ trước khi đi ngủ, hoặc kể truyện, cho trẻ nghe nhạc…
- Thiết lập môi trường “ngủ thân thiện” với trẻ.
- Khuyến khích bé ngủ một cách độc lập và có thể tự ngủ khi tỉnh giấc.
Trẻ từ 1-3 tuổi
- Duy trì lịch trình ngủ hàng ngày và thói quen đi ngủ phù hợp
- Môi trường phòng ngủ nên giống nhau mỗi đêm và suốt đêm
- Đặt giới hạn cho bé: như lên giường trước khi ngủ 10 phút..
- Khuyến khích sử dụng một đối tượng bảo mật
- Xây dựng lịch đi ngủ hàng ngày đều đặn
Trẻ từ 3-5 tuổi
- Duy trì lịch trình ngủ đều đặn và đều đặn
- Thực hiện theo thói quen đi ngủ mỗi tối
- Trẻ nên có cùng một môi trường ngủ mỗi đêm. Mát mẻ, yên tĩnh và tối và không sử dụng tivi hay thiết bị điện tử khác
- Theo dõi chứng khó thở, thức giấc bất thường vào ban đêm, khó ngủ kinh niên và các vấn đề về hành vi trong ngày.
Trẻ từ 5-12 tuổi
- Giới thiệu thói quen ngủ lành mạnh, phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe
- Tiếp tục nhấn mạnh sự cần thiết của một lịch trình ngủ và giấc ngủ đều đặn và đều đặn
- Phòng ngủ của trẻ nên có lợi cho giấc ngủ: tối, mát và yên tĩnh. Tivi và máy tính nên tắt và ra khỏi phòng ngủ
- Đặt giới hạn
- Tránh uống cafe và chất kích thích
- Theo dõi các dấu hiệu khó ngủ mãn tính, ngáy to, khó thở, thức giấc bất thường vào ban đêm và buồn ngủ ban ngày thường xuyên.
Ngoài những giải pháp trên mẹ hoàn toàn có thể sử dụng sản phẩm giúp bé ngủ ngon SOKI-TIUM là sản phẩm thuộc Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharvina – Sản phẩm tiên phong và an toàn tuyệt đối trong việc chăm sóc giấc ngủ của trẻ.