Trẻ ngủ hay giật mình có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của bé sau này. Do đó nhiều mẹ băn khoăn không biết cách chữa trị trẻ ngủ hay giật mình như thế nào để vừa an toàn, hiệu quả mà lại phù hợp với độ tuổi của con. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ có câu trả lời đầy đủ nhất!
Tại sao trẻ 6 đến 8 tháng ngủ hay giật mình?
Giật mình khi ngủ là một phản xạ thường gặp ở trẻ. Trẻ có thể giật mình, co người sau đó lại duỗi về tư thế bình thường. Một số trẻ có thể tỉnh giấc quấy khóc hoặc ngủ không sâu giấc. Tuy nhiên, khi trẻ hay giật mình và đi kèm cùng các biểu hiện khó chịu khác thường khác thì mẹ nên đưa con đến Bác sĩ chuyên khoa kiểm tra đề phòng nếu có vấn đề chức năng bất thường về não.
Do tâm lý trẻ bị kích thích hoặc bất an: khi trẻ lo lắng hoặc hồi hộp thì trẻ cũng dễ bị giật mình. Đặc biệt vào ban đêm, khi phải ngủ một mình trẻ có thể sợ hãi, cảm thấy không an toàn. Ban ngày nếu hoạt động quá nhiều, hệ thần kinh căng thẳng cũng dễ khiến trẻ giật mình trong giấc ngủ.
Thiếu canxi: Những trẻ thiếu canxi cũng hay giật mình khi ngủ. Khi trẻ 6 tháng ngủ hay giật mình, mẹ hãy chú ý nếu con có kèm theo các biểu hiện như: chậm lớn, chậm mọc răng, rụng tóc vành khăn, hay ra mồ hôi trộm… thì rất có khả năng bé đang thiếu canxi mẹ nhé.
Trẻ ngủ hay giật mình là một phản xạ tự nhiên nhưng nếu tình trạng giật mình kéo dài, sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ sinh lý và làm rối loạn thời gian ngủ của trẻ. Thậm chí còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sự phát triển thể chất cũng như trí thông minh của trẻ về sau. Vì vậy, mẹ nên lưu ý và có thể thực hiện các cách trị trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình sau đây để giúp hạn chế tình trạng này ở con.
>> Xem thêm:
- 100% thành công với mẹo chữa giật mình cho trẻ sơ sinh
- Mẹ đã biết trẻ sơ sinh rướn mình nhiều phải làm sao chưa
- Giải pháp bé ngủ không ngon giấc hay giật mình
Cách chữa trị trẻ ngủ hay giật mình đơn giản mà hiệu quả
Đặt trẻ vào giường ngủ khi con còn thức: Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu buồn ngủ như mắt lờ đờ, miệng ngáp, phản ứng chậm, không còn hứng thú với các món đồ chơi yêu thích,… thì mẹ hãy đặt bé xuống giường/ nôi để ru ngủ. Nếu ru trẻ ngủ trên tay mẹ mà khi bé giật mình thức giấc lại thấy mình nằm trên giường thì hẳn bé sẽ rất hoảng loạn và khóc quấy. Cách này cũng là biện pháp rèn trẻ tự ngủ hiệu quả và tránh bị giật mình.
Lưu ý môi trường cho giấc ngủ của trẻ: Phòng ngủ yên tĩnh sẽ giúp trẻ không bị giật mình bởi tiếng động. Cha mẹ nên chú ý tránh gây ồn ào trong khi con ngủ, có thể là đi nhẹ nói khẽ, để đồ vật gọn gàng ngăn nắp tránh đổ vỡ gây ra âm thanh lớn. Phòng ngủ của trẻ nên có nhiệt độ thích hợp và ánh sáng vừa đủ để tạo cảm giác thoải mái nhất cho trẻ.
Cho trẻ bú đủ trước khi ngủ: Đây là điều kiện cần thiết để giấc ngủ của trẻ diễn ra xuyên suốt và ít bị gián đoạn hơn. Trẻ thường có dạ dày rất nhỏ, do đó, sau 2-3 tiếng mẹ nên cho con bú 1 lần bởi đa số trẻ sẽ thức dậy và đòi bú vì cảm thấy đói.

Cho trẻ bú đủ trước khi ngủ để giúp con ngủ ngon, sâu giấc không còn giật mình
Chú ý đến các giấc ngủ ban ngày: Mẹ nên chú ý đến các giấc ngủ ngắn vào ban ngày của trẻ, đừng để trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày và mỗi giấc ngủ của trẻ không nên kéo dài quá 3 tiếng đồng hồ.
Khuyến khích trẻ vận động: Việc vận động nhiều giúp cơ bắp của trẻ sơ sinh được cứng cáp hơn và trẻ cũng sớm biết kiểm soát các hành động của mình. Một số bài vận động mẹ có thể thử như: để bé nằm sấp và tự ngóc đầu lên, giữ bé ngồi trong lòng mẹ để bé tập cách kiểm soát đầu và cổ,… Khi trẻ đã có thể kiểm soát các hoạt động của cơ thể thì chứng giật mình khi ngủ sẽ biến mất.
Bổ sung vitamin D, Canxi: Nếu trẻ 6 – 8 tháng ngủ hay giật mình, có thể thiếu vitamin D và Canxi là một trong các nguyên nhân. Mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và cho trẻ tắm nắng, ăn uống đầy đủ để bổ sung lượng vitamin D cần thiết.
Bên cạnh đó, một số cách trị trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình được nhiều mẹ chia sẻ như để tỏi, dao nhỏ cạnh giường, đeo vòng dâu,… Đây chỉ là những mẹo hay kiêng cữ riêng, nếu các mẹ cảm thấy yên tâm hơn, tinh thần thoải mái để chăm con tốt hơn thì có thể thực hiện. Nhưng các mẹ cũng lưu ý tránh trường hợp có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nhé.