Cha mẹ đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình cách tiếp cận ăn uống của trẻ. Tuy nhiên, trong cách cho bé ăn ngon miệng, có nhiều sai lầm mà các bậc phụ huynh thường hay mắc phải, làm ảnh hưởng lớn đến khẩu vị và mong muốn ăn uống của con. Dưới đây là điển hình những ngộ nhận của cha mẹ.
Top những sai lầm hàng đầu trong cách cho bé ăn ngon miệng
Mỗi bé lại có một sở thích ăn uống hay cách đón nhận đồ ăn khác nhau phụ thuộc vào tính cách hay tình trạng sức khỏe của con. Tuy nhiên, không thể phủ nhận ảnh hưởng từ cha mẹ và mọi người xung quanh tác động đến thói quen ăn uống của bé. Những hành động đơn giản dù là nhỏ nhất cũng có thể tác động làm ảnh hưởng đến suy nghĩ của con về đồ ăn. Cha mẹ nghĩ rằng điều đó không quan trọng, hoặc hiểu sai về những sự tác động đó.
1, Không tự mình trở thành một ví dụ tốt
Điều đầu tiên bạn có thể làm để giúp con ăn tốt là gì? Đó là cha mẹ phải tự trở thành những người ăn uống tốt, có thói quen lành mạnh với thực phẩm hàng ngày, trở thành một hình mẫu điển hình để cho con học theo. Người lớn thưởng thức nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng với thái độ tích cực thì những đứa trẻ sẽ có thái độ lành mạnh đối với việc ăn hơn là khi cha mẹ thường xuyên ăn kiêng, ăn quá nhiều, từ chối rau hoặc đơn giản là để trẻ ăn một mình. Tuy nhiên, thực tế hiện nay lại cho thấy, trong khi cha mẹ luôn muốn con ăn tốt, ăn nhiều loại đồ ăn bổ dưỡng nhưng chính các bậc phụ huynh lại có thái độ tiêu cực với việc ăn uống. Cách cho bé ăn ngon miệng có tốt đến thế nào cũng không thể bù đắp được nhận thức không tốt về đồ ăn. Đơn cử như việc cha mẹ kiêng ăn, tâm trạng khi ăn luôn cau có, hoặc quên ăn vì bận công việc,….
Nghiên cứu về sở thích thực phẩm của cha mẹ và trẻ em cho thấy trẻ mẫu giáo có xu hướng thích hoặc từ chối các loại trái cây và rau quả tương tự mà cha mẹ chúng thích hoặc không thích. Và một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng các bé gái thường dễ kén ăn hơn nếu mẹ không thích rau. Con cái của những người ăn kiêng cũng có nhiều khả năng thử chế độ ăn kiêng không phù hợp với sự phát triển của con. Bằng cách cho trẻ nhỏ có thói quen ăn kiêng thất thường, cha mẹ có thể khiến chúng có nguy cơ mắc bệnh rối loạn ăn uống hoặc ăn kiêng mãn tính.
>> Xem thêm:
2, Đặt quá nhiều áp lực – cách cho bé ăn ngon miệng sai lầm

Đặt quá nhiều áp lựa, mong muốn con ăn nhiều khiến bé ăn căng thẳng, ăn không ngon
Bất kỳ sự ép buộc nào đều có thể khiến trẻ phản ứng dữ dội. Khi cha mẹ càng cố gắng để con ăn được khối lượng lớn đồ ăn thì càng khiến bé muốn lảng tránh bất kể lúc nào có cơ hội. Hoặc đôi khi, những áp lực này khiến con cảm thấy quá tải. Cha mẹ nên là người chịu trách nhiệm cho những gì được trình bày trên đĩa, còn chính bản thân con sẽ chịu trách nhiệm cho số lượng con ăn. Đừng cố ép bé ăn quá nhiều cùng một lúc. Cũng đừng cố gắng giải thích ăn sẽ tốt cho sức khỏe như thế nào, hay nếu con không ăn thì những hậu quả gì sẽ xảy ra. Đặc biệt là tránh những từ ngữ mang tính chuyên môn, con không hiểu vì thế cũng không nhớ và thực hành được những gì mẹ muốn. Quá nhiều áp lực chỉ gây ra sự sợ hãi, nhàm chán và chống đối.
3, Cho bé ra khỏi bếp
Với các vận dụng nguy hiểm như bếp nóng, nước sôi và dao sắc, có thể hiểu cha mẹ không muốn trẻ em vào bếp khi đang làm bữa tối. Nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em tham gia vào quá trình chuẩn bị bữa ăn là bước đầu tiên quan trọng để khiến chúng thử các loại thực phẩm mới. Đây cũng là cách cho bé ăn ngon miệng hơn. Các nhà nghiên cứu tại Cao đẳng Sư phạm tại Đại học Columbia đã chỉ ra cách nấu ăn ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của trẻ. Trong một nghiên cứu, gần 600 trẻ em từ mẫu giáo đến lớp sáu đã tham gia vào một chương trình giảng dạy dinh dưỡng nhằm mục đích giúp con ăn ngon với nhiều rau và ngũ cốc. Một số trẻ em, ngoài việc có những bài học về ăn uống lành mạnh, đã tham gia các hội thảo nấu ăn. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những đứa trẻ tự nấu thức ăn có nhiều khả năng ăn những thực phẩm đó so với những đứa trẻ không có lớp học nấu ăn. Vì thế, mẹ có thể khuyến khích con tham gia vào quá trình nấu ăn của gia đình, đảm bảo an toàn và lựa chọn những hoạt động phù hợp với bé.
4, Khuyên con ăn bằng cách hứa hẹn
Chắc chắn đây là sai lầm mà rất nhiều phụ huynh đang mắc phải. “Con ăn hết bát cơm này rồi mẹ xem phim”; “Ăn thêm một miếng này nữa thôi rồi mẹ cho ăn bánh”,…..Có thể khi dùng cách cho bé ăn ngon miệng này con sẽ ăn nhanh hơn, tuy nhiên phương pháp này lại hoàn toàn không khoa học. Nó có thể làm tăng căng thẳng vào bữa ăn, gửi thông điệp sai lệch làm cho con ngộ nhận rằng những phần thưởng mẹ hứa hẹn kia là quan trọng và giá trị hơn bữa ăn của mình. Sang những bữa ăn khác con sẽ chỉ ăn khi mẹ cho con một điều gì đó, việc con ăn lại trở thành một sự trao đổi điều kiện chứ không phải sự tự nguyện hay niềm vui.
5, Phục vụ kích thước phần ăn lớn
Đôi khi cha mẹ quên rằng con vẫn còn nhỏ và do đó bé cần những phần kích cỡ trẻ em, tương ứng với khả năng ăn uống của bản thân mình. Trong khi các bậc phụ huynh tìm đủ mọi cách giúp trẻ ăn ngon miệng và ăn được được nhiều hơn thì quá nhiều thức ăn lại là điều đáng sợ và làm nản lòng cho đứa trẻ. Vì thế, hãy bắt đầu một bữa ăn với khẩu phần phù hợp, được trang trí bắt mắt, đủ chất dinh dưỡng. Khi con đã ăn hết và muốn tiếp tục bữa ăn thì hãy lấy thêm phần đồ ăn cho trẻ.
6, Phục vụ các loại đồ ăn nhàm chán – sai lầm trong cách cho bé ăn ngon miệng
Mục tiêu trong chế độ ăn hàng ngày của con là bổ sung đủ năng lượng cho các hoạt động thường ngày và đảm bảo nhu cầu phát triển. Vì thế, các bậc phụ huynh muốn con ăn những loại thực phẩm bổ dưỡng nhất. Điều này vô hình dẫn đến sự nhàm chán trong thực đơn, khiến con ăn không ngon và không muốn ăn.

Đặt quá nhiều áp lựa, mong muốn con ăn nhiều khiến bé ăn căng thẳng, ăn không ngon
7, Từ bỏ quá sớm
Nhiều cha mẹ thường hay nói “Con tôi không bao giờ ăn món đó” . Tuy nhiên, có thể điều đó đúng vào bây giờ nhưng sở thích ăn uống của con có thể thay đổi. Vì vậy, cha mẹ nên tiếp tục chuẩn bị nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và đặt chúng vào bàn ăn ngay cả khi con không chịu ăn. Trừ những thực phẩm con bị dị ứng, những thứ khác đều có thể thử. Ở trẻ nhỏ, có thể mất nhiều lần trong một thời gian dài để bé có thể làm quen với một loại thực phẩm mới. Thói quen ăn uống của các thành viên trong gia đình có thể thay đổi tính cách và sở thích của trẻ. Vì vậy, đừng vội từ bỏ hay kết luận không không thích trong một vài lần thử đầy tiên. Đây là lưu ý quan trọng trong cách cho bé ăn ngon miệng.
Susan B. Roberts, một chuyên gia dinh dưỡng của Đại học Tuftsc và đồng tác giả của cuốn sách Nuôi dưỡng con bạn vì sức khỏe suốt đời, đã đề xuất một quy tắc 15 – đặt thức ăn lên bàn ít nhất 15 lần để xem trẻ có chấp nhận hay không. Sau khi một loại thực phẩm được chấp nhận, cha mẹ nên sử dụng những cây cầu thực phẩm, hãy tìm những thực phẩm có màu tương tự hoặc có hương vị để mở rộng sự đa dạng của những loại thực phẩm mà trẻ sẽ ăn. Ví dụ, nếu một đứa trẻ thích bánh bí ngô, hãy thử nghiền khoai lang và sau đó nghiền cà rốt. Nếu một đứa trẻ thích ngô, hãy thử trộn vào một vài hạt đậu hoặc cà rốt.
Trên đây là những sai lầm mà cha mẹ hay mắc phải trong cách cho bé ăn ngon miệng. Các mẹ lưu lại để có cách chăm sóc con tốt nhất nhé. Nuôi con là hành trình dài đầy gian nan và đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của mẹ. Con khôn lớn chính là niềm vui và hạnh phúc của mẹ. Chúc các bé luôn khỏe mạnh, hạnh phúc và có nhiều trải nghiệm thú vị.