Mất ngủ, thiếu ngủ đang ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội và có xu hướng trẻ hóa. Tình trạng này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm lý, làm cơ thể mệt mỏi và suy giảm đề kháng, đặc biệt nguy hiểm khi tuổi càng nhỏ hoặc đối với người già.
Quá tải vì những stress, căng thẳng, mất ngủ có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động hằng ngày, làm nặng hơn những bệnh lý có sẵn. Để khắc phục tình trạng này, một giải pháp hỗ trợ được nhiều người tìm đến là sử dụng thuốc ngủ, thuốc bình thần, thuốc “an dịu” thư giãn tinh thần để cải thiện. Tìm hiểu thêm ngay!
Các loại thuốc ngủ thông thường
Nhìn chung, các loại thuốc ngủ thông thường đều hoạt động bằng cách xoa dịu những kích thích, làm giảm hoạt động của hệ thần kinh, nhờ đó tạo giấc ngủ sâu. Các loại thuốc này đều cần tham khảo ý kiến Bác sĩ trước khi sử dụng và phải cân nhắc lợi ích cải thiện được so với các tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra.
Dựa trên tình trạng mất ngủ nặng/nhẹ (khó vào giấc, hay trằn trọc, giấc ngủ không sâu, không thể ngủ được,…) mà chọn loại thuốc có thời gian tác dụng, hiệu quả tác dụng phù hợp.
Một số thuốc an thần gây ngủ thông dụng có thể kể đến như:
Các thuốc bình thần: chứa hoạt chất Diazepam, Bromazepam, Clonazepam, Rotunda… Các thuốc này được chỉ định cho những trường hợp mất ngủ, rối loạn giấc ngủ nhẹ và thường chỉ sử dụng trong thời gian ngắn để tránh gây quen thuốc và hạn chế những tác dụng phụ có hại

Diazepam với biệt dược Seduxen là một loại thuốc ngủ thông dụng ( Nguồn Internet )
Thuốc ngủ: Phenobarbital, Zolpidem… đây là nhóm thuốc ngủ mạnh hơn, đem lại giấc ngủ ngay lập tức. Thường được sử dụng trong những trường hợp mất ngủ ngắn nhưng nặng hơn (chưa đến mức trầm trọng). Khi sử dụng các thuốc ngủ này cũng có nhiều tác dụng không mong muốn như suy giảm trí nhớ, chóng mặt, nhức đầu, … và nếu dùng kéo dài thì cũng gây phụ thuộc, “nghiện” thuốc.
Không nhằm mục đích chính điều trị mất ngủ nhưng một số loại thuốc kháng histamin thế hệ cũ (được sử dụng khi điều trị dị ứng) như Promethazine, Dimedrol, Clorpheniramin… cũng có tác dụng gây ngủ.
Thuốc trong nhóm chống trầm cảm 3 vòng như Clomipramine, Mirtazapine… cũng có tác dụng gây ngủ nhưng chậm hơn (nhóm này thường được các Bác sĩ kê đơn kết hợp khi điều trị mất ngủ, thiếu ngủ do trầm cảm, stress, rối loạn lo âu,…)
Thông thường, Bác sĩ sẽ kết hợp 2, 3 nhóm thuốc khác nhau khi điều trị để tăng hiệu quả và hạn chế nhiều tác dụng phụ. Quá trình sử dụng cũng được theo dõi chặt chẽ để điều chỉnh liều, thời gian uống thuốc thích hợp.
Bên cạnh đó, một số thuốc, thực phẩm chức năng có nguồn gốc tự nhiên cũng hay được sử dụng và ưa chuộng vì lành tính, an toàn hơn. Đó có thể là các thuốc hay thực phẩm có nguồn gốc từ thảo dược an thần, chiết xuất hạt sen, bình vôi, thành phần từ Sữa, …

Soki Tium là một thực phẩm giúp ngủ ngon tương đối an toàn như nhờ thành phần từ Sữa
>> Xem thêm:
Những lưu ý khi sử dụng thuốc an thần gây ngủ
Các thuốc an thần gây ngủ rất dễ bị lạm dụng và chỉ được sử dụng theo đơn của Bác sĩ.
Cơ chế chung của các thuốc này là tác động ức chế lên hệ thần kinh trung ương, giảm kích thích nên trong khi sử dụng thuốc ngủ, người bệnh cần tránh các hoạt động cần sự tập trung chú ý như lái xe, họp hành công việc, .. hay không được sử dụng các chất kích thích khác, uống rượu bia,.. để tránh các tác hại có thể xảy ra
Khi mới sử dụng, vài ngày đầu có thể xuất hiện cảm giác chóng mặt, lơ mơ, hay ngủ gà gật nhưng thường theo thời gian chúng sẽ hết dần
Một số tác dụng không mong muốn khác có thể bao gồm:
- Hay đau nhức đầu, đau nửa đầu
- Rối loạn tiêu hóa: thường gặp nhất là buồn nôn, ăn không ngon, đau bụng, tiêu chảy, táo bón. Khẩu vị có thể thay đổi và tình trạng khô miệng có thể xảy ra.
- Khi sử dụng thuốc ngủ có thời gian bán thải dài, người bệnh có thể có cảm giác buồn ngủ buổi sáng và xuất hiện cơn buồn ngủ kéo dài
- Dị ứng: phản ứng quá mẫn xảy ra làm kích ứng, nổi mẩn đỏ, cảm giác ngứa ra ở tay, chân hay khắp người
Tuy nhiên với mọi thuốc gây ngủ, cần đặc biệt lưu ý đến 2 đặc điểm, đó là khả năng gây nghiện sau khi dùng một thời gian và hội chứng cai thuốc khi ngưng sử dụng thuốc đột ngột
Khả năng gây nghiện, lệ thuộc thuốc
Dùng thuốc gây ngủ từ 1 tuần – 10 ngày trở lên là có thể xảy ra, cơ thể lúc này đã quen với thuốc và liều dùng có hiệu quả ban đầu đỡ bị “nhờn” nên cần phải sử dụng liều lớn hơn để đạt được tác dụng như trước.
Hãy lưu ý, người sử dụng tuyệt đối không được tự ý tăng liều dùng cao lên mà phải liên hệ với Bác sĩ điều chỉnh thuốc phù hợp (dùng bổ sung các loại thuốc khác để tăng tác dụng hiệp đồng, giảm tác dụng phụ hoặc thay thế thuốc mới)
Hội chứng cai (ngưng) thuốc
Trong quá trình sử dụng thuốc ngủ, hệ thần kinh luôn bị ức chế và ép buộc giảm các hoạt động. Khi ngừng dùng thuốc đột ngột, chúng chưa quen với tình trạng này và phản ứng có thể ở quá mức, khiến tình trạng kích thích xảy ra cùng các biểu hiện bồn chồn, lo lắng, co giật,… nguy hiểm
Thời gian xuất hiện và mức độ nguy hiểm của các triệu chứng cai thuốc này cũng phụ thuộc vào loại thuốc ngủ nhẹ/nặng. Các thuốc ngủ có thời gian tác dụng nhanh thường xuất hiện sớm triệu chứng cai thuốc khi dừng thuốc đột ngột hơn,
Hãy lưu ý, tuyệt đối không nên ngừng sử dụng thuốc đột ngột, bắt buộc phải giảm liều từ từ cho cơ thể thích nghi – hãy thực hiện dưới sự theo dõi của Bác sĩ
Mất ngủ nên làm gì?
Ngay cả khi sử dụng thuốc ngủ, các giải pháp sau vẫn nên được tiến hành đồng thời:
Cố gắng đi ngủ đúng giờ, lịch ngủ tạo thành thói quen. Thức dậy đúng giờ
Đảm bảo điều kiện phòng ngủ thích hợp, thoáng mát và yên tĩnh, tránh sự có mặt của điện thoại, máy tính, thiết bị điện tử
Tuyệt đối không sử dụng các chất có cồn, chất kích thích trước giờ ngủ. Hạn chế ăn các loại thực phẩm khó tiêu, uống quá nhiều nước vào buổi tối. Thay vào đó, có thể lựa chọn giải pháp thư giãn tâm lý, tạo giấc ngủ sinh lý nhờ dưỡng chất ngủ ngon có nguồn gốc hoàn toàn từ Sữa.
Massage nhẹ nhàng thư giãn, tắm nước ấm trước khi đi ngủ