Trẻ sơ sinh hay ngủ ngày khóc đêm là một trong những vấn đề mà bất kỳ bà mẹ nào cũng phải đối mặt. Tình trạng này kéo dài có gây ảnh hưởng nhiều đến tâm sinh lý của trẻ. Vì thế cha mẹ cần phải chú tâm hơn trong việc chăm sóc và sinh hoạt hợp lý để đảm bảo con ngủ đúng giờ.
Những biểu hiện trẻ sơ sinh hay ngủ ngày khóc đêm
Với những trẻ dưới 1 tháng tuổi chưa phân biệt được ngày đêm, hầu hết thời gian trẻ sẽ dành để ngủ. Một giấc ngủ ngon trong ngày phải đủ 16-18 tiếng sẽ rất tốt đối với sức khỏe của trẻ.
Khi trẻ lớn hơn, nhịp sinh học của cơ thể sẽ thay đôi, lúc này đã có thể phân biệt được rõ ngày đêm, giấc ngủ đêm sẽ luôn sâu và dài hơn giấc ngủ ban ngày. Tốt nhất giấc ngủ sâu của trẻ vào ban đêm rơi vào khoảng từ 21h đến khoảng 6h sáng hôm sau (trong thời gian đó, trẻ sơ sinh có thể dậy bú sữa một vài lần trong đêm sau đó ngủ lại). Trẻ sẽ có những biểu hiện thường thấy như:
- Trằn trọc khó vào giấc ngủ, và hay ngọ nguậy trước khi đi ngủ.
- Rất dễ bị giật mình tỉnh giấc và quấy khóc bởi các yếu tố lạ xung quanh.
- Giờ ngủ thất thường không cố định theo chu kỳ. Thường xuyện ngủ rất muộn.còn hay dậy sớm do giấc ngủ ngắn.
- Lúc ngủ sẽ thở mạnh hơn và có thể xoay mình liên tục vào đêm tối.

Trẻ ngủ ngày và thức đêm gây nhiều tác hại cho sức khỏe và sự phát triển bình thường
>>> Xem thêm: Chấm dứt cảnh trẻ sơ sinh quấy khóc đêm với 3 cách đơn giản
Nguyên nhân trẻ sơ sinh khóc đêm ngủ ngày
Đây được coi là 1 dạng rối loạn giấc ngủ và có rất nhiều nguyên nhân gay ra. Có những trường hợp mang tính chất bệnh lý hoặc đơn thuần chỉ do yếu tố về thực thể của trẻ hay môi trường bên ngoài. Nhưng thường gặp nhất là những lý do sau:
Nguyên nhân vật lí
- Do phòng ngủ không đảm bảo nhiệt độ cao hoặc quá thấp, phòng bị sáng hoặc tối.
- Phòng ngủ ồn ào, bí bách cũng khiến trẻ ngủ trằn trọc không sâu giấc.
- Do quần áo trẻ mặc cọ xát khiến trẻ khó chịu.
- Do tã/bỉm của trẻ bị ướt.
- Do chỗ nằm không được thoải mái, bí bách, chật hội
- Do thói quen ngậm vú giả hoặc có người bống bế, đu đưa bên cạnh.
Nguyên nhân sinh lí
- Do cơ thể trẻ khó chịu khi bước vào giai đoạn tuần khủng hoảng.
- Do trẻ bị sốt vì mọc răng/ăn dặm hoặc do đi tiêm chủng.
- Do trẻ nô đùa quá nhiều vào ban ngày dẫn đến hưng phấn khó ngủ về đêm.
- Do cơ thể trẻ thiếu những vi chất như canxi, kẽm, sắt, vitamin D.
- Do trẻ không được gần gũi mẹ, không được bú sữa mẹ.
- Trẻ đói bụng cũng thường xuyên quấy khóc đêm và giật mình tỉnh giấc.
- Do một số bệnh lý về đường hô hấp như cảm lạnh, nhiễm trùng gây ra viêm họng, chảy nước mũi khó thở…
Nguyên nhân khác:
- Cha mẹ lo âu quá mức: thường gặp ở các trường hợp con muộn, cha mẹ quan sát trẻ quá mức, đôi lúc luôn có người nhìn chằm chằm kế bên trẻ khi trẻ ngủ.
- Chế độ chăm sóc bất đồng: quá nhiều người chăm sóc, chế độ chăm sóc trái ngược thiếu thống nhất hoặc có thể cha/mẹ gặp vấn đề trầm cảm.
- Do tâm lý bé bị xáo trộn: Giai đoạn mẹ đi làm, bé phải ở nhà với người khác….
Đối mặt với tình trạng này, cha mẹ phải làm gì để khắc phục chứng khó ngủ, ít ngủ, ngủ ngày thức đêm ở trẻ, qua đó giúp con tránh được những hậu quả nguy hại tới sức khỏe?
Liệu có giải pháp nào vừa đảm bảo hiệu quả, và nhất là phải đảm bảo an toàn cho bé sử dụng?
Chiến dịch rèn bé sơ sinh hết ngủ ngày khóc đêm
Giúp bé phân biệt ngày và đêm
Thời gian ngủ giữa ngày và đêm rất khác nhau. Vào ban ngày thời gian dành cho việc ngủ sẽ ít hơn ban đêm. Chính vì có thể bé chưa biết phân biệt giữa ngày và đêm nên dẫn đến việc trẻ sơ sinh ngủ ngày khóc đêm. Vì thế mẹ cần tạo thói quen ngủ ngày đúng giờ đúng giấc cho con. Tốt hơn là mẹ nắm bắt lịch ngủ vào ban ngày cho bé trong những khoảng thời gian hợp lý sau:

Thời gian biểu cho lịch ngủ của bé
Có những trường hợp mẹ sẽ thấy bé khó đi vào giấc ngủ thì nên sử dụng những biện pháp như cho ngậm ti giả, bế ru con, đung đưa theo nôi… Áp đặt được thời gian cho việc ngủ ngày phù hợp thì ban đêm bé sẽ vừa dễ ngủ và ít thức đêm hơn.
Giúp bé ngủ liền mạch
Giấc ngủ buổi tối rất khó để bé có thể một mạch ngủ tới sáng. Bởi nhiều nguyên nhân như bé nhanh đói, vặn mình, trở mình lúc ngủ… Vì thế dễ khiến bé thức giấc và quấy khóc đêm. Trong giai đoạn này mẹ cần chú ý hơn.
Trước tiên, vào buổi tối cần cho bé ngủ lúc 8 – 9 giờ. Trước đó 10-15 phút nên cho con bú hoặc ăn đủ no rồi mới cho đi ngủ. Không nên cho bé ngủ quá sát vào giờ ngủ buổi tối. Mẹ nên cho bé thức dài một chút sau đó mới cho bé ngủ tối.
Tạo một nếp sinh hoạt có trật tự
Đi ngủ vào đúng giờ đúng thời điểm là cách tốt nhất cho mẹ nên huấn luyện ngay cho con. Nên tập bé thói quen ngủ ngày bao nhiêu giấc, ngủ với thời gian bao lâu, ngủ vào thời điểm cố định. Theo thời gian đây chính là chìa khóa để bé có tính tự lập đối với giấc ngủ sau này.
Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất
Với trẻ sơ sinh còn quá nhỏ, nên rất cần tạo không gian ngủ thoáng mát, sạch sẽ, ít tiếng ồn, không có con trùng… cho trẻ cảm thấy dễ chịu nhất. Mặc cho bé những bộ quần áo ngủ có chất vải thoáng mát, thoải mái.
Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, có nhiều trẻ sợ bóng tối, luôn thấy trống vắng nếu không có cha mẹ ở bên cạnh. Để bé ngủ một mình thì việc quấn khăn cũng rất hữu ích cho mẹ trong trường hợp này.
Ngoài ra, để tạo thói quen ngủ ngoan cho trẻ, mẹ có thể tham khảo sử dụng các thực phẩm hỗ trợ bổ sung dưỡng chất ngủ ngon để bù đặp sự thiếu hụt các dưỡng chất này khi sữa mẹ suy giảm. Chúc các mẹ chăm con thành công.