Ba tuổi là độ tuổi cần được học hỏi rất nhiều điều trong mới mẻ. Vì giai đoạn này có thể hình thành nên tính cách bé trong tương lai. Tuy nhiên khi bé 3 tuổi trằn trọc khó ngủ về lâu dài có thể gây ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đến sức khỏe mà cả khả năng nhận thức.
Nguyên nhân khiến bé 3 tuổi trằn trọc khó ngủ
Theo các chuyên gia chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bé trong độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi là giai đoạn phát triển về thể chất và trí tuệ rất nhanh chóng. Ở độ tuổi này bé sẽ gặp một số áp lực nhất định trong việc học hỏi và tiếp thu những thứ xung quanh.
Lúc này, trẻ cần được đảm bảo đầy đủ nhu cầu về dinh dưỡng, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến giấc ngủ bởi đây là yếu tố quan trọng giúp con phát triển toàn diện tốt nhất. Ngoài ra còn có thể kể đến một số lý do khiến bé trằn trọc khó ngủ phổ biến như:
1. Trẻ bị căng thẳng thần kinh quá mức
Đây là một trong những nguyên nhân rất phổ biến bởi ở giai đoạn này trẻ thường hiếu động, thích khám phá và tìm hiểu xung quanh nên nếu ban ngày mẹ cho bé đến những nơi náo nhiệt, ồn ào hoặc trước khi đi ngủ cho trẻ vui đùa quá mức sẽ khiến con bị kích thích, căng thẳng quá mức
Mặt khác, các tác nhân xấu như phim ảnh hây ám ảnh, hay những lần quát mắng từ bố mẹ khiến trẻ nhớ lại mỗi lần nằm trên giường dễ làm bé khó chìm vào giấc ngủ

Đầu óc trẻ 3 tuổi rất dễ bị căng thẳng vì những yếu tố xung quanh
2. Thói quen sinh hoạt của người lớn
Thông thường trẻ nhỏ và người lớn sẽ có giờ giấc sinh hoạt khác nhau, nếu trong gia đình mọi người hay có thói quen thức khuya, xem tivi muộn hay bố mẹ thường làm việc về đêm thì rất có thể sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
3. Môi trường ngủ của trẻ không thuận lợi
Điều kiện môi trường sống phải phù hợp, thuận lợi cho bé không gây bất cứ sự chú ý nào khiến bé thích thú và cứ mải nghĩ về nó không ngủ được.
Nếu phòng ngủ của trẻ kín hơi, không thông thoáng, không đảm bảo yếu tố về vệ sinh sẽ không tốt cho giấc ngủ kể cả sức khỏe của bé. Thậm chí khiến bé có nguy cơ mắc một số bệnh lý về đường hô hấp.
4. Trẻ thiếu chất hoặc đang gặp vấn đề về bệnh lý
Với những trẻ từ 36 tháng trở đi nếu mẹ không thường xuyên cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ thì sẽ không nắm bắt được các dấu hiệu bệnh lý ở con.
Đa số các trường hợp bé gặp vấn đề về giấc ngủ có dấu hiện chán ăn, bỏ bữa, chậm tăng cân và phát triển chiều cao có liên quan đến vấn đề về bệnh lý hoặc trẻ đang thiếu một số dưỡng chất quan trọng như canxi, kẽm, magie, vitamin D,…
Xem thêm:
Giải pháp khắc phục tình trạng bé 3 tuổi trằn trọc khó ngủ
Theo lời khuyên của các chuyên gia, khi bé gặp phải tình trạng trằn trọc, khó ngủ mẹ tuyệt đối không nên áp dụng bất kỳ mẹo lạ hay biện pháp dân gian nào khi chưa có chỉ định của Bác sĩ bởi rất có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con.
Trong trường hợp thấy bé kèm theo các dấu hiệu như mệt mỏi, ốm sốt, chán ăn, bỏ bữa, có dấu hiệu mất nước, quấy khóc liên tục, giật mình… thì mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn và hỗ trợ điều trị kịp thời.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
- Tạo môi trường sinh hoạt, ngủ nghỉ cho bé hợp lý, khoa học
- Thay đổi thói quen sinh hoạt của người lớn trong gia đình
- Tránh cho trẻ vui đùa quá mức trước khi đi ngủ
- Cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ và bổ sung vi dưỡng chất cần thiết
- Đảm bảo chế độ ăn uống của bé đầy đủ dinh dưỡng và khoa học
- Tăng cường các hoạt động bổ ích, thường xuyên cho trẻ vận động
- Tạo thói quen giúp trẻ cảm thấy thư giãn, thoải mái nhất trước giờ đi ngủ
- Bổ sung sữa sokitium cho bé mỗi ngày để tinh thần trẻ không bị căng thẳng trong mỗi lần đi ngủ.
Để giúp mẹ có thêm kiến thức hữu ích về giấc ngủ của con và được tư vấn cụ thể hơn về tình trạng bé 3 tuổi trằn trọc khó ngủ, mẹ có thể để lại thông tin ngay tại đây để được các chuyên gia hỗ trợ giải đáp thắc mắc tốt nhất.